Ô nhiễm môi trường vùng ven biển ở Quảng Ngãi

Là một trong những tỉnh ven biển miền trung, Quảng Ngãi có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường vùng ven biển của tỉnh ngày càng nghiêm trọng, do nước thải, chất thải từ các khu dân cư, nhà máy, nhà hàng, khu du lịch xả ra thường xuyên, gây bức xúc cho hàng nghìn hộ dân.

ô nhiễm ao tôm
Nuôi tôm ở vùng ven biển xã Đức Phong, huyện Mộ Đức gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Đến các khu dân cư ven biển xã Bình Châu, huyện Bình Sơn những ngày cuối tháng 5, chúng tôi chứng kiến khối lượng lớn rác thải vương vãi trên bờ, dưới nước. Nơi gần khu vực bờ kè, thôn Định Tân, có những ụ rác bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đời sống, sinh hoạt của hàng trăm hộ dân. Ông Nguyễn Minh Hùng, người dân trong vùng, bức xúc: "Hằng ngày bà con phải chịu ảnh hưởng rất lớn về tình trạng ô nhiễm môi trường. Nơi đây đất chật, người đông, lại không có bãi tập kết rác thải, đành vứt rác bừa bãi, khi thủy triều lên, rác tấp vào ven biển hàng tấn mỗi ngày".

Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu Nguyễn Thanh Hùng cho biết: Ô nhiễm môi trường biển hiện nay xuất phát từ chính nếp sống, tập quán sinh hoạt của người dân. Tình trạng đổ rác thải, xả nước thải bừa bãi cộng với việc ồ ạt khai thác rong mơ đang gây ra những hệ lụy khôn lường đối với hệ sinh thái biển, đe dọa sự phát triển bền vững kinh tế biển. Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con không xả nước thải, rác thải bừa bãi ra biển, nhưng hiệu quả đem lại không như mong muốn. Cũng như vùng biển Bình Châu, người dân ở các xã Nghĩa An, Tịnh Kỳ, Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi) và xã Bình Thạnh (huyện Bình Sơn) đang chịu cảnh dở khóc, dở cười, bởi rác thải tràn lan ven biển. Tại vùng biển Đức Phong (huyện Mộ Đức), người nuôi tôm lấy nguồn nước từ biển và nguồn nước ngọt từ các giếng khoan ven bờ cho vào hồ. Sau thu hoạch, họ làm vệ sinh hồ nuôi và xả chất thải, nước thải trực tiếp ra biển.

Rời xã Đức Phong, chúng tôi đến cảng cá Sa Huỳnh, tàu cập cảng liên tục trút xuống nhiều rác thải, cặn dầu và các chất tẩy rửa... Dọc khu du lịch, bãi tắm Mỹ Khê, Khe Hai, Sa Huỳnh, hàng trăm nhà hàng mọc lên, lượng lớn rác thải, nước thải cũng xả ra biển hằng ngày. Một bãi rác chạy dài hàng cây số, mùi hôi thối đến ngạt thở... Chưa kể, vùng ven biển này có hơn hai nghìn hộ dân sinh sống, vứt rác, xả nước thải trực tiếp ra biển, làm cho môi trường biển bị ô nhiễm nặng.

Huyện đảo Lý Sơn hiện nay đang phát triển nhanh ngành thủy sản và thu hút lượng khách du lịch, tham quan ngày càng đông, nhưng cơ sở hạ tầng còn yếu. Nhất là hệ thống xử lý nước thải, rác thải chưa có cho nên vấn đề ô nhiễm môi trường hiện đang trong tình trạng báo động. Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương cho biết: Gần đây, đảo chú trọng phát triển lĩnh vực du lịch, dịch vụ, nhưng vấn đề vệ sinh, môi trường chưa được xử lý triệt để, gây ảnh hưởng du khách. Một bộ phận người dân trên đảo vứt rác bừa bãi, ít nhất mỗi ngày họ đổ xuống biển khoảng 10 tấn rác thải. Trong khi đó, đội thu gom rác chỉ hoạt động "cầm chừng" quanh các khu dân cư ở xã An Vĩnh, còn ở xã An Hải chủ yếu do người dân tự chôn lấp. Hiện tại, bãi chôn lấp tạm thời chỉ rộng khoảng 1.000 m 2 , nằm sát biển và đang quá tải cho nên ngày nắng thì công nhân tranh thủ đốt, ngày mưa thì dùng xe xúc đào chôn lấp để tiết kiệm diện tích. Trong khi đó, nhà máy xử lý chất thải rắn được Bộ Tài nguyên và Môi trường đầu tư thí điểm ở huyện đảo Lý Sơn với công suất hơn 15 tấn rác/ngày đêm, sau hơn năm tháng vận hành chạy thử vẫn chưa thể hoạt động.

Tại vùng ven biển xã Bình Đông (huyện Bình Sơn), hơn 400 hộ dân ở gần Nhà máy ximăng Đại Việt đang phải sống trong cảnh tiếng ồn và bụi. Còn tại khu công nghiệp Quảng Phú (TP Quảng Ngãi), nhiều nhà máy chế biến hải sản thường xuyên xả nước thải ra ngoài khu dân cư, gây ảnh hưởng sinh hoạt, sức khỏe của hàng trăm hộ dân. Hiện, người dân liên tục kiến nghị và cản trở hoạt động của nhà máy, trong khi đó, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng còn lúng túng, chưa có biện pháp giải quyết đến nơi đến chốn.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi Lê Mỹ Liên cho biết: Để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường ven biển, Sở đang xây dựng đề án quản lý tổng hợp đới bờ, khảo sát thực trạng chung và xây dựng các giải pháp mang tính lâu dài, tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ngãi từng bước bố trí nguồn kinh phí triển khai thực hiện. Trước mắt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và khuyến khích các địa phương thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

Thiết nghĩ, để bảo vệ môi trường sống, môi trường biển, các doanh nghiệp sớm đề ra giải pháp đồng bộ đầu tư xây dựng nhà máy với xử lý môi trường. Sở Xây dựng phải quy hoạch điểm xây dựng bãi đổ rác. Hoàn thiện công trình nhà máy xử lý rác thải ở huyện Lý Sơn sớm đưa vào hoạt động. Tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các địa phương thành lập đội thu gom rác thải, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và có biện pháp xử lý kịp thời các cơ sở, điểm nóng thường xảy ra ô nhiễm môi trường. Xử phạt nghiêm minh các nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường... Có như vậy, mới bảo đảm phát triển kinh tế biển bền vững và nâng cao đời sống nhân dân.

Báo Nhân Dân, 07/06/2015
Đăng ngày 07/06/2015
Bài và ảnh: Minh Trí
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 13:32 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 13:32 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 13:32 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 13:32 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 13:32 18/02/2025
Some text some message..