Phá đập đưa nước mặn vào nuôi tôm, hại nhiều hơn lợi

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Nguyễn Văn Tranh cho biết, việc người dân trên địa bàn tỉnh tự ý đưa nước mặn vào nuôi tôm là sai so với quy hoạch.

tôm lúa
Tỉnh Cà Mau thống nhất điều chuyển quy hoạch một số diện tích đất trồng mía sang sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm.

Đầu tháng 4-2016, chúng tôi quay lại Cà Mau – một trong những địa phương đang oằn mình chống chọi với cơn hạn, mặn lịch sử. Chưa ra khỏi địa phận TP Cà Mau, chúng tôi đã nghe người dân râm ran bàn luận việc một số hộ đã lén lút phá đập ngăn mặn, để lấy nước từ ngoài vào vùng ngọt hóa để nuôi tôm.

Thực ra, đây không phải là chuyện mới đối với những vùng có sự “xung đột” giữa con tôm và cây lúa như Cà Mau, Bạc Liêu. Thế nhưng, năm nay, trước diễn biến phức tạp của thời tiết, câu chuyện này càng trở nên gay gắt và được người dân quan tâm hơn bao giờ hết.

Trước mặt chúng tôi là cánh đồng rộng hơn 100ha của người dân hai ấp Tân Dân và Tân Thời. Không giống như mọi năm, cuối tháng 3 là thời điểm bà con khẩn trương cày ải, phơi đất chờ mưa để xuống giống vụ hè thu; vậy mà năm nay, thời điểm này, một số hộ đã lén lút phá đập đưa nước mặn vào nuôi tôm. Chính quyền địa phương hay tin đã chỉ đạo khẩn trương đắp lại đến hai lần nhưng một số hộ lại tiếp tục phá bờ đưa nước mặn vào, khiến cả cánh đồng bị nhiễm mặn rất nhanh do đất mặt ruộng trước đó đang háo nước.

Bức xúc như nhiều người dân khác, ông Hai Hiền, nhà ở ấp Tân Dân, xã An Xuyên, TP Cà Mau cho biết, Nhà nước quy hoạch vùng này là đất 2 vụ và bà con đã sống quen với cây lúa, con cá. Nuôi tôm thì rủi ro rất cao, nhất là đối với những hộ dân có diện tích đất dưới 1ha. Việc đưa nước mặn vào kiểu này rất tai hại. Lúa hiện không còn nhưng với những hộ nuôi cá nước ngọt đang lo, bởi không biết với độ mặn tăng dần như hiện nay, cá có chịu nổi không?

Chúng tôi về xã Khánh Lâm, huyện U Minh, thì được biết trước đây chỉ có vài hộ nuôi tôm nhưng hiện đã có 6/14 ấp của xã Khánh Lâm nuôi tôm, trong đó, có nhiều ấp toàn bộ người dân đều nuôi tôm. Ở ấp 9, tuy nằm ngoài vùng quy hoạch nuôi tôm của xã nhưng theo lời ông Lâm Văn Nghĩa - Trưởng ấp, năm 2009 thì toàn bộ hộ dân có đất sản xuất trong ấp đều chuyển sang nuôi tôm và hiện tại đây có cả một HTX nuôi tôm quảng canh cải tiến.

Ông Lê Thanh Mãi, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Lâm cho biết, trước chỉ được quy hoạch 112ha nuôi tôm ở ấp 1, do đây là vùng trũng, phèn nặng, trồng lúa không hiệu quả, sau nâng lên 220ha. Thế nhưng đến nay, toàn xã đã có 1.070ha nuôi tôm. Nhắc lại chuyện người dân tùy tiện đưa nước mặn vào vùng ngọt hóa, ông Mãi cho biết trong việc này, nếu phát hiện, xã cũng chỉ lập biên bản, tuyên truyền chớ xã không có thẩm quyền xử phạt. UBND huyện, Sở NN&PTNT đã nhiều lần giải quyết nhưng tình hình vẫn chưa dừng lại.

Có một thực tế khác đó chính là bên cạnh việc chuyển đổi mang tính tự phát từ phía người dân, còn có cái gọi là “chỉ tiêu của trên giao”. Lãnh đạo Phòng NN&PTNT cho biết, toàn huyện có tổng diện tích quy hoạch nuôi tôm 11.500ha, thế nhưng, chỉ tiêu của UBND tỉnh giao lên đến 18.860ha. Do vậy, huyện đã giao lại cho các xã chỉ tiêu nuôi tôm trên diện tích nhiều hơn diện tích được quy hoạch.

Chúng tôi được biết vào đầu tháng 3-2016, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có Công văn 1213/UBND-NN về việc ngăn chặn tình trạng đưa nước mặn vào vùng ngọt hoá để nuôi tôm. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của trên, UBND các huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời, TP Cà Mau và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ đang đẩy mạnh tuyên truyền tác hại của việc tự phát đưa nước mặn vào vùng ngọt hoá, vùng sản xuất lúa 2 vụ và đất lâm nghiệp để nuôi tôm; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tình trạng trên, nhất là điều tra, xác định và xử lý nghiêm những đối tượng cầm đầu, lôi kéo người dân tham gia, tuyệt đối không để tình hình diễn biến phức tạp, trở thành điểm nóng trên địa bàn…

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Nguyễn Văn Tranh cho biết, việc người dân trên địa bàn tỉnh tự ý đưa nước mặn vào nuôi tôm là sai so với quy hoạch.

Chiều 1-4, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa có văn bản cho phép các địa phương điều chỉnh quy hoạch sản xuất theo hướng giảm dần đất chuyên lúa, tăng diện tích lúa – tôm.

Theo đó, gần 5.000ha quy hoạch sản xuất 1 vụ lúa tại các xã Tân Phú, Tân Lộc Đông và Hồ Thị Kỷ (huyện Thới Bình) nhưng là vùng đất trũng, nhiễm phèn, mặn, không sản xuất được lúa, do nhân dân đã tự phát chuyển sang nuôi tôm từ năm 2013 và hiện đang nuôi tôm hiệu quả cao nên UBND tỉnh thống nhất chuyển đổi sang nuôi tôm.

Các vùng đất trồng lúa thuộc huyện U Minh đã được người dân tự phát chuyển đổi sang sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm, nhưng không ảnh hưởng đến vùng ngọt hóa lân cận và khu vực rừng tràm, thống nhất chủ trương thực hiện thủ tục chuyển đổi.

Đối với 859,2ha đất lâm nghiệp kết hợp trồng lúa (người dân tự phát chuyển đổi sang sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm), UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với UBND huyện U Minh nghiên cứu, xây dựng phương án chuyển đổi đối với từng trường hợp cụ thể... Cà Mau cũng đang xem xét chuyển đổi trên 49.000ha theo hướng quy hoạch chung toàn ngành (ngư - nông - lâm nghiệp) nhằm đảm bảo tính liên kết vùng, lĩnh vực; tránh bố trí sản xuất không phù hợp, mâu thuẫn giữa hai hệ sinh thái mặn - ngọt.

Công an Nhân Dân, 04/04/2016
Đăng ngày 06/04/2016
Thái Bình
Nuôi trồng

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 22:21 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 22:21 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 22:21 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 22:21 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 22:21 20/11/2024
Some text some message..