Phá rừng phòng hộ, lấn hẳn ra sông Mơ để nuôi tôm

Hơn 10 ha rừng phòng hộ ven sông Mơ đã bị nhiều hộ dân ở xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu đốn hạ để đào hồ nuôi tôm.

Phá rừng phòng hộ, lấn hẳn ra sông Mơ để nuôi tôm
Một số người dân xã Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu) phá rừng phòng hộ, lấn hẳn ra sông Mơ để nuôi tôm. Ảnh: Văn Trường

Vụ việc xuất hiện từ năm 2000 nhưng cho đến nay, chính quyền địa phương chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý.

Những cánh rừng ngập mặn phòng hộ xanh bát ngát nằm dọc sông Mơ, xã Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu) là lá chắn xanh vững chắc để che chắn bão tố, triều cường, bảo vệ đê biển, hạn chế xói lở bảo vệ môi trường sinh thái. Nhưng hiện nay rừng đã bị người dân chặt phá để đào hồ nuôi tôm.


Năm 2017, hộ ông Hồ Văn Thủy ở xã Quỳnh Thanh đã dùng máy xúc tàn phá khu rừng ngập mặn xanh tốt khoảng trên 1 ha ở xã Quỳnh Lương để nuôi tôm. Ảnh: Văn Trường

Đặc biệt, vùng rừng ngập mặn đoạn qua xóm 12, xã Quỳnh Thanh đã bị đào bới cày nát. Các hộ dân sau khi phá rừng đã dùng máy múc san lấp thành ao hồ rồi cải tạo đắp bờ để nuôi tôm, nuôi cua.

Nhiều hộ lấn rừng với diện tích lớn để nuôi tôm như hộ ông Trần Tin ở xóm 12 đào đắp 1.343 m2; hộ ông Hồ Đình Luân ở xóm 12 đào đắp 4.720 m2; hộ ông Phan Quế ở xóm 7 đào đắp 15.000 m2 (từ năm 2009)… Nhiều hộ dân còn xây dựng các công trình nhà cửa, kè bờ ao nuôi tôm trên đất rừng phòng hộ.


Đàn cò tìm về đậu bên những diện tích rừng ngập mặn ít ỏi ven sông Mơ. Ảnh: Văn Trường

Ông Hồ Xuân Xuyên - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thanh thừa nhận: Từ năm 2000 lại nay có 13 hộ dân lấn chiếm trên 10 ha diện tích rừng phòng hộ để nuôi tôm. Cái khó hiện nay là các hộ dân đã đầu tư vào các ao tôm từ 200 - 300 triệu đồng nên giải tỏa rất khó khăn.

Theo ông Trần Huy Đạt - Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, Ban Quản lý rừng phòng hộ Quỳnh Lưu, đối với diện tích rừng ngập mặn, đơn vị mới chỉ được giao sơ đồ vùng rừng ngập mặn chứ vẫn chưa được giao đất, giao rừng nên cũng khó quản lý.

Vấn đề đặt ra hiện nay là chính quyền huyện Quỳnh Lưu cần nhanh chóng có giải pháp để ngăn chặn tình trạng này. Nếu không, với đà này chỉ thời gian ngắn rừng phòng hộ ven sông, ven biển ở Quỳnh Lưu sẽ dễ biến mất.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 05/05/2018
Văn Trường
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 06:38 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 06:38 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 06:38 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 06:38 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:38 18/11/2024
Some text some message..