Tuy nhiên, người tiêu dùng ngày nay rất khó phân biệt 2 loại ngọc trai này bởi tình trạng ngọc thật - giả lẫn lộn tràn ngập thị trường Việt Nam, dễ gây nhầm lẫn và mất tiền oan cho người tiêu dùng khi mua phải ngọc trai nước ngọt với giá bán của ngọc trai biển. Một số thông tin cơ bản sẽ giúp người tiêu dùng trang bị thêm kiến thức phân biệt chính xác 2 loại ngọc trai nuôi cấy này.
Ngọc trai nước ngọt đã qua xử lý
Ngọc trai biển
Ngọc trai biển được nuôi tại các vịnh biển với những giống trai đặc thù Pinctada Margaritifera cho ra ngọc trai Tahiti Pinctada Maxima (ngọc South Sea), Pinctada Fucata Martensii (ngọc Akoya).
Được cấy phôi tế bào có nhân định hình và chính dạng tròn của hạt nhân giúp tạo ra hình dáng tròn đều cho ngọc trai biển. Điều đặc biệt ở ngọc trai biển chính là mỗi con trai biển chỉ có thể cấy một nhân duy nhất trong thời gian nuôi cấy từ 2 - 3 năm để cho ra ngọc với tỉ lệ trên dưới 40% so với số lượng nhân cấy vào. Mặc dù một số nơi đã thử nghiệm thành công cấy nhiều hơn 1 nhân trên giống Martensii nhưng phương pháp này không được phổ biến. Do đó sản lượng ngọc trai biển trên thế giới khá thấp.
Tỉ lên trai ngậm ngọc phổ biến ở con số 40%
Vì môi trường nước biển có nhiều khoáng chất và lượng vi sinh cao nên ngọc trai biển có độ bóng sáng rực rỡ, ánh ngũ sắc lấp lánh cùng nhiều tác dụng chữa bệnh và làm đẹp lưu truyền từ cổ xưa cho đến những phát hiện mới của khoa học ngày nay.
Những lồng nuôi trai dưới biển
Tahiti, South Sea, Akoya, là ba loại ngọc trai biển chính thống, được nuôi cấy chủ yếu ở Pháp, Nam Thái Bình Dương và Nhật Bản, trong đó loại ngọc trai đen Tahiti và ngọc trai vàng South Sea là 2 loại ngọc quý hiếm, có giá trị rất cao. Điều đặc biệt là chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy cả 3 loại này trên các vùng biển Việt Nam.
Ngọc trai nước ngọt
Ngọc trai nước ngọt được cấy chủ yếu từ giống trai Cumingii Hyriopsis, Hyriopsis Schlegelii sống ở ao, hồ, sông ngòi. Do đặc thù sinh trưởng của giống trai nước ngọt khó có thể cấy hạt nhân như trai biển, vì thế một/một lượng phôi tế bào không có nhân định hình được lấy từ phần thượng bì bên ngoài lớp áo của trai nhân, cắt thành từng miếng tế bào nhỏ hình vuông 3mm, đưa vào lỗ cấy trong màn áo ngoài giữa các mô liên kết của trai ngọc. Sau khi cấy, phôi tế bào bị xoắn nhẹ, làm tròn ra các cạnh. Vì không có nhân định hình nên chỉ rất ít ngọc trai nước ngọt có hình dáng tròn đều mà phần lớn mang hình giọt lệ, oval, hình nút,.. Khác với ngọc trai biển, mỗi con trai nước ngọt kích thước lớn có thể được cấy trung bình 20 phôi tế bào để tạo ra 20 viên ngọc trong thời gian 6 đến 12 tháng. Trường hợp khác có thể cấy tối đa đến 80 phôi tế bào để gia tăng sản lượng cho ngọc trên một con trai nuôi nước ngọt.
Giống trai Cumingii Hyriopsis (còn gọi Trai tam giác) tạo ngọc trai nước ngọt
Một con trai nước ngọt có thể được cấy tối đa hàng chục phôi tế bào để tạo ra nhiều viên ngọc
Trong điều kiện sống ở sông hồ, hàm lượng khoáng chất ít nên lượng thức ăn dành cho loài trai nước ngọt bị hạn chế, vì vậy chất lượng ngọc trai nước ngọt thấp hơn nhiều so với ngọc trai biển, có độ sáng bóng tế bào cũng như độ cứng thấp hơn nhiều so với ngọc trai biển, Đó là một trong những lý do khiến ngọt trai nước ngọt có giá thành rẻ hơn.
Ngọc trai nước ngọt ngày nay chủ yếu được Trung Quốc sản xuất với số lượng khổng lồ, lên tới 1.500 tấn/năm theo thống kê năm 2006.
Hàng ngàn tấn ngọc trai nước ngọt của Trung Quốc được khai thác và đưa vào xử lý hóa chất
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp nuôi cấy ngọc trai nước ngọt không phát triển mạnh, chủ yếu tập trung tại một số vùng miền tây nam, Tuy nhiên chất lượng ngọc trai nước ngọt của Việt Nam được đánh giá cao hơn hẳn các nước trong cùng khu vực.