Phận đời những "bóng hồng" mưu sinh nơi cảng cá Cửa Sót

Nắng như đổ lửa kèm theo gió Lào, đi trên con đường đầy cát dẫn vào cảng Cửa Sót (thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), chân tôi như muốn phồng rộp lên. Cả không gian nhuốm vị mặn mòi, tanh nồng của biển. Người người hối hả bốc dỡ nốt những mẻ cá cuối cùng để trốn chạy khỏi "biển lửa" đang ngùn ngụt bốc lên...

gánh cá
Một phụ nữ đang gánh cá lên bờ cho chủ tàu. Ảnh N.G

Nửa đêm lục tục đi bốc cá thuê

Đây là lần thứ hai tôi quay lại vùng biển Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), nhưng tôi vẫn không thể quên ấn tượng đọng lại ngay từ lần đầu tiên chính là hình ảnh những ngư dân ngực trần, tay cuộn cơ bắp, hò nhau kéo lưới giữa mênh mông trời biển và về cuộc mưu sinh khó nhọc  của những người dân bám biển. Vậy mà , lần này quay trở lại, nghe một người bạn kể về những phận người mưu sinh nơi cảng Cửa Sót, tôi buồn đến nao lòng. Câu chuyện mà cô bạn bản địa kể đã thôi thúc tôi tìm đến cảng cá Cửa Sót để mục sở thị về những phận đời cơ cực, lam lũ bám biển mưu sinh.

Lúc 5h sáng, chúng tôi có mặt tại cảng cá Cửa Sót. Cảng cá khi ấy đã nhộn nhịp người mua, kẻ bán. Là một trong những vựa cá lớn, nên cảng cá Cửa Sót là nơi mưu sinh của hàng trăm con người với những công việc khác nhau. Phần lớn họ đều là những người phải bán sức lao động kiếm sống. Người khuân vác, rửa cá, gánh cá, phân loại cá; kẻ bán đồ ăn, thức uống cho những người lao động.

Theo lời kể của bà Phạm Thị Bình, 60 tuổi (thôn Long Hải, xã Thạch Kim), trước khi các tàu cá cập bến, từ nửa đêm, từng tốp người với đầy đủ dụng cụ đã đổ về đây chuẩn bị cho một ngày làm việc mới. Như thường lệ, 3h sáng, bà Bình đã có mặt ở cảng cá Cửa Sót để bốc vác cá lên bờ cho chủ nậu. Ngày nắng cũng như ngày mưa, ngày khoẻ cũng như ngày "ươn người", bà Bình cũng cố gắng gượng xuống cảng bốc vác cá thuê kiếm vài đồng giắt lưng. Vừa khệ nệ khuân cá, bà vừa nói với tôi rằng: "Chẳng có nghề nào cơ cực hơn nữa đâu, cô ạ. Ở đây, tiền công được tính ước lượng theo số khay mà người bốc vác được. Vì thế, ai cũng tranh thủ đến sớm để kiếm được nhiều tiền hơn".

Khi nghe tôi hỏi về tiền công, bà Bình rầu rĩ nói: "Tiền công cho những người bốc vác nơi cảng cá này bèo bọt lắm. Làm quần quật  từ 2-3h sáng đến 11h trưa, thuyền về nhiều cá thì chủ hàng hào phóng trả 50-60 nghìn đồng, có chủ hàng thì trả công bằng cá, đem bán đi, công tương đương khoảng 40 nghìn đồng. Có hôm đi làm, công bốc vác nhận về cũng chỉ vài con cá lẹp mà thôi".

Theo lời kể của bà Bình: “Khoảng từ 2h sáng, những tàu cá đầu tiên sẽ cập bến, cảng cá trở nên nhộn nhịp. Những tiếng động cơ của ghe tàu dưới thuyền rền vang. Tiếng gọi nhau í ới của đội quân bốc vác đã phá tan bầu không khí đêm yên tĩnh. Những người bốc vác thuê như tụi tôi quen rồi, không còn khái niệm đi làm lúc nửa đêm hay tờ mờ sáng nữa. Miễn sao cá đầy thuyền, tiền công được trả cao hơn là quên hết cực nhọc!".

Theo ghi nhận của PV Người Đưa Tin, trời càng về sáng, không khí lao động trên cảng cá càng nhộn nhịp hơn. Hàng trăm người vây quanh từng đống cá đủ loại, nhanh tay phân loại, cân ký, cắt đầu, bốc lên xe. Đội quân xe tải lần lượt khởi hành, mang theo những giỏ cá đầy ắp đến các chợ đầu mối cho kịp phiên sáng. Những người buôn bán nhỏ ở các chợ trong thành phố cũng tranh thủ chọn mua mỗi người chừng vài chục ký cá tươi và chở nhanh bằng xe máy tỏa đi các chợ. Giáp mạn thuyền, những người phụ nữ đang cầm khay chờ lấy cá vác lên bờ cho chủ tàu.

Tay thoăn thoắt làm cá, chị Nguyễn Thị Mùi cho biết, chị có mặt ở đây lúc gần 1h sáng. Đợi tàu cập bến, chị tất tả bốc cá, sau đó sơ chế cá thuê cho người ta. "Ở đây có nhiều người như tôi lắm. Chúng tôi làm đủ việc, chủ yếu là làm thuê cho những người lấy cá dưới tàu lên" - chị nói.

Chị Mùi tâm sự: "Từ nhỏ, gia đình khó khăn, cả cha mẹ đều phải làm thuê, làm mướn để mưu sinh. Tôi lấy chồng cũng được năm năm rồi, nhưng anh ấy cũng không có nghề nghiệp gì nên phải bám vào cảng cá này để mưu sinh. Hai vợ chồng làm cật lực cả ở cảng cá và các kho đông lạnh cũng chỉ kiếm được chừng 100 nghìn đồng/ngày, chắt bóp chi tiêu cũng đủ trang trải cho hai vợ chồng và một đứa con".

Trò chuyện với chúng tôi, chị Mùi rầu rĩ nói: "Thời gian gần đây, Cửa Sót cạn luồng, ngư dân khốn khó. Hệ lụy là hoạt động khai thác, thu mua, chế biến hải sản bị đình trệ, các dịch vụ kinh doanh trong và ngoài khu vực cảng cá kém hiệu quả. Những người bốc vác thuê cũng "đói" việc làm. Có những hôm, cả đội quân cửu vạn tấp nập chờ tàu cá về nhưng phân nửa số người phải trở về, tay không vì không có hàng.

Theo chị Mùi, các tàu ghé vào cảng cá không theo giờ nhất định nào. Có tàu về buổi chiều, có tàu về nửa đêm nhưng cũng có tàu về gần sáng. Tàu về lúc nào cũng có người sẵn sàng để bốc dỡ và nhập cá. Công việc bốc vác, sơ chế cá ở đây chủ yếu là phụ nữ.

sơ chế cá
Chị Mùi đang sơ chế cá thuê chờ lúc tàu cập bến để bốc vác thuê. Ảnh N.G

Bốc cá ở kho, gánh lo toan trĩu nặng

Đến Thạch Kim, điều dễ nhận thấy là không khí sôi động của các dịch vụ kinh doanh và chế biến hải sản. Trong khi ở nhiều địa phương vùng biển trong tỉnh, sản phẩm khai thác, đánh bắt về còn phải loay hoay tìm thị trường tiêu thụ và ngư dân thường chịu thiệt thòi do bị tư thương ép giá thì ở Thạch Kim lại khác. Lượng hải sản đánh bắt được thường không đủ cung cấp cho các kho cấp đông cũng như các cơ sở chế biến trên địa bàn.

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay, toàn xã có 12 kho cấp đông, chứa hàng ngàn tấn hải sản, hoạt động liên tục. Các dịch vụ khác đi kèm qui mô khá lớn gồm một HTX chế biến nước mắm, ba cơ sở chế biến ruốc kem và tám cơ sở sản xuất đá lạnh. Tại các kho cấp chứa hải sản đông lạnh này, những người bốc cá, xếp cá thuê làm việc quần quật cả ngày cũng chẳng kiếm được là bao.

Giữa cái nắng gay gắt của mùa hè, một người đàn ông đứng thở dốc, bên cạnh là một chồng khay đựng cá cao quá đầu. Tôi lại bắt chuyện, rất mệt nhưng anh ta vẫn vui vẻ trả lời. Anh là Nguyễn Văn Kỳ, ở thôn Long Hải, làm việc ở cảng cá này đã hơn chục năm rồi. Công việc của anh ở cảng cá này là cùng với một nhóm người bốc cá từ tàu lên bờ để xe lạnh vận chuyển đi kho đông lạnh trong vùng. Công việc rất vất vả và nặng nhọc, lại thường phải làm vào ban đêm nên mất rất nhiều sức khiến anh Kỳ trông già dặn hơn so với tuổi 35 của mình. Dáng người nhỏ thó, nước da đen sạm vì cháy nắng.

Tại một kho đông lạnh ở thôn Long Hải, dưới nền đất ẩm ướt đang bốc lên một mùi tanh rất khó chịu, chị Nguyễn Thị Châu vẫn đang loay hoay sắp những con cá ngừ nhỏ vào khay đá. Chị Châu làm ở đây đã lâu. Công việc thường ngày của chị là sơ chế các loại cá cho chủ kho đông lạnh. "Công việc của tôi tùy theo mùa. Mùa nào tàu thuyền về nhiều thì việc nhiều, mùa mưa bão thì ít việc. Làm mùa này còn sướng, đến mùa mưa lạnh đi làm rất vất vả", chị Châu nói.

Theo lời kể của chị Châu, những người làm bốc vác ở cảng cá hay ở các kho đông lạnh đều cơ cực và tiền công rất bèo bọt. Trước khi làm nghề bốc vác tại đây, họ cũng đã bươn chải đủ nghề, ai mướn gì làm nấy nhưng vì đi xa, thu nhập cũng chẳng nhỉnh hơn là bao, không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình, họ lại quay lại cảng cá mưu sinh.

Chúng tôi rời cảng cá Cửa Sót khi nắng đã vượt quá đỉnh đầu, những phu khuân vác vẫn đang cần mẫn làm việc. Chợt nao lòng khi nghĩ tới những ngày biển đói, những chiếc quang gánh buông lơi trên vai họ và những nỗi lo về cơm áo gạo tiền đeo bám.

Sợ nhất khi ốm đau…

Khi tôi hỏi về thu nhập cũng như những trăn trở trong công việc, anh Kỳ đưa tay gạt những giọt mồ hôi trên trán và  bảo rằng, ngày nào cá về nhiều thì việc làm nhiều hơn, thu nhập cũng khá hơn. Có việc làm đều đều hàng ngày và chịu khó một chút thì thu nhập cỡ 80-100 nghìn đồng/ngày. Tuy nhiên, vào mùa mưa bão, những lúc biển động hay khi đau ốm không làm được thì không biết phải trông vào đâu.

 

Người Lao Động
Đăng ngày 26/06/2013
n.giang
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 18:35 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 18:35 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 18:35 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 18:35 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 18:35 19/12/2024
Some text some message..