Phát hiện cá sấu có khả năng tái sinh đuôi bị mất

Tái sinh các chi không phải là điều mà nhiều loài động vật có thể làm được, các nhà khoa học mới chỉ ghi nhận thằn lằn, sa nhông, kỳ nhông là mọc lại đuôi. Nhưng giờ đây có một sự bổ sung mới đáng ngạc nhiên vào danh sách này, đó là cá sấu.

cá sấu
Cá sấu. Ảnh: Depositphotos.

Một nghiên cứu mới lần đầu tiên cho thấy cá sấu non ở Mỹ có thể mọc lại đuôi dài đến 23 cm khi bị mất đuôi.

Trước đây, nhiều người thấy cá sấu hoang dã trong tự nhiên đã từng có những chiếc đuôi có thể đã được tái sinh, nhưng điều này chưa được xác nhận trực tiếp qua các nghiên cứu.

Theo nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports ngày 18-11, nhóm các nhà khoa học từ Đại học Bang Arizona và Sở Động vật hoang dã và thủy sản Louisiana, Mỹ đã bắt đầu kiểm tra đuôi của ba con cá sấu hoang dã có vẻ đã mọc lại, và so sánh chúng với một con có đuôi bình thường. Và kết quả cho thấy đuôi của những con cá sấu có thể mọc dài tới 23 cm, chiếm 18% tổng chiều dài cơ thể của chúng.


Sơ đồ cho thấy đuôi mọc lại khác với đuôi bình thường của cá sấu. Ảnh: Đại học Tiểu bang Arizona. 

Nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ Cindy Xu, tác giả chính cho biết: “Điều khiến loài cá sấu trở nên thú vị là ngoài kích thước dài, chiếc đuôi mọc lại còn có dấu hiệu tái tạo và chữa lành vết thương trong cùng một cấu trúc. Sự phát triển của sụn, mạch máu, dây thần kinh và vảy trong đuôi mọc lại của cá sấu tương tự với các nghiên cứu trước đây về đuôi tái sinh của thằn lằn".

Điều đó nói lên rằng, những chiếc đuôi mới không phải là bản sao hoàn hảo của những chiếc đuôi gốc. Nghiên cứu cho thấy những chiếc đuôi tái sinh không có cơ xương, thay vào đó được tạo thành từ mô liên kết dạng sợi tương tự như mô sẹo. Thay vì xương được chia thành các đốt sống, những chiếc đuôi mới được nâng đỡ bởi một ống sụn. Và các vảy bên ngoài được xếp lại với nhau dày đặc hơn bình thường.

Tuy nhiên, đó là một khả năng rất ấn tượng đối với một loài động vật có kích thước to lớn như cá sấu và đặt ra những câu hỏi mới về sự tiến hóa của quá trình tái tạo chi.

Giáo sư Kenro Kusumi, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Tổ tiên của cá sấu, khủng long và chim tách ra từ khoảng 250 triệu năm trước. Phát hiện của chúng tôi cho thấy cá sấu đã giữ lại bộ máy tế bào để mọc lại những chiếc đuôi phức tạp trong khi chim mất đi khả năng đó”.

“Câu hỏi đặt ra là quá trình tiến hóa nào đã khiến khả năng này mất đi? Chúng tôi không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về điều đó cho đến nay trong các tài liệu đã xuất bản", Giáo sư Kenro Kusumi nói.

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 25/11/2020
Hoàng Thảo
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 17:56 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 17:56 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 17:56 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 17:56 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 17:56 19/04/2024