Phát hiện cá thích cắn "của quý" trên sông Seine

Một loài cá Nam Mỹ có hàm răng chắc khỏe, vốn được biết tới là thích cắn "của quý" của nam giới, đã được phát hiện trên sông Seine ở thủ đô Paris, Pháp.

cá pacu
Bộ răng cá pacu giống răng của con người.

Thủ đô nước Pháp đang chấn động với thông tin một ngư dân Paris đã phát hiện loài cá chuyên cắn tinh hoàn của nam giới, với hàm răng giống của con người, vào cuối tuần trước.

Cảnh sát sống Seine đã lên tiếng xác nhận rằng đó là một con cá pacu, họ hàng của cá piranha.

Hồi tháng trước, loài cá vùng Amazon đã khiến những người đi bơi ở Thụy Điển sợ hãi sau khi một con cá pacu dài 21cm bị bắt ở bờ biển phía nam nước này.

Một bức ảnh được cảnh sát Paris công bố cho thấy con cá bị bắt hồi tuần trước dài 30cm.

Cá pacu, một loài cá nước ngọt, có thể dài tới 90 cm và nặng 25kg, có biệt danh là "kẻ cắn tinh hoàn" vì các cuộc tấn công nhằm vào "của quý" của đàn ông.

Tại các khu vực nơi cá pacu xuất hiện nhiều, một số ngư dân được cho là đã bị mất nhiều máu và tử vong sau khi bị mất tinh hoàn vì hàm răng chắc khỏe của cá pacu.

Cá pacu được phát hiện chủ yếu trên các sông ở vùng Amazon và các lòng chảo Ornoco ở Nam Mỹ, nhưng cũng xuất hiện ở Papua New Guinea.

Cá pacu chủ yếu được phát hiện ở Nam Mỹ.

Sau khi cá pacu được tìm thấy ở Thụy Điển, Henrik Carl, một chuyên gia về cá tại Bảo tàng lịch sử quốc gia Đan Mạch, cho hay: "Cá pacu thường không nguy hiểm với con người nhưng hàm răng của nó thể gây ra một miếng cắn nghiêm trọng. Đã từng xảy ra vài vụ việc tại các quốc gia khác như Papua New Guinea, nơi một số nam giới đã bị cắn mất tinh hoàn".

"Chúng cắn người vì chúng đói... Vì miệng của nó không to nên nó thường chỉ ăn những thứ linh tinh, hoa quả và các loại cá nhỏ. Tinh hoàn nam giới chỉ là một mục tiêu tự nhiên", ông Carl nói.

Các cảnh sát sông Seine thường tìm thấy các động vật khác lạ trên sông Seine. Năm ngoái, họ đã phát hiện một con trăn không đầu dài 2,7m.

Một cuộc thi câu cá được tổ chức trên sông Seine vài năm trước.

"Thông thường khi các động vật cưng phát triển quá to, các chủ nhân bất cẩn đã thả chúng xuống sông Seine khi họ không còn khả năng kiểm soát chúng", cảnh sát Paris cho biết trong bản tin hàng tuần.

Báo Dân Trí
Đăng ngày 05/09/2013
Trần Hải (Theo Dailymail)
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 03:45 23/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 03:45 23/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 03:45 23/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 03:45 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:45 23/01/2025
Some text some message..