Phát hiện nhanh EHP trên tôm thẻ bằng xét nghiệm RT-RPA

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) hay còn gọi là bệnh chậm lớn trên tôm do vi bào tử trùng gây ra.

Tôm thẻ chân trắng
EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là loại bệnh trên tôm gây ra bệnh chậm lớn trên tôm thẻ, kèm theo phân trắng trên tôm. Ảnh themarketherald.com.au

Chúng là một loại ký sinh trùng, phá hủy các tế bào biểu mô hình ống ở gan tụy, cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của tôm, dấu hiệu điển hình của bệnh là tôm sinh trưởng chậm, còi cọc, mềm vỏ và các triệu chứng phân trắng. Ở các nước châu Á như Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc ghi nhận được bệnh EHP gây giảm 10% –20% sản lượng tôm hàng năm, dẫn đến thiệt hại đáng kể về kinh tế. EHP được báo cáo lần đầu tiên vào năm 2009 ở Thái Lan. 

Bệnh EHP không có triệu chứng hay bất cứ dấu hiệu lâm sàng cụ thể. Vì vậy việc xét nghiệm chuẩn đoán được xem làm phương pháp hiệu quả nhất. Có nhiều cách phát hiện EHP trên tôm thông qua xét nghiệp PCR truyền thống, qPCR (PCR định lượng) hoặc LAMP. Tất cả các loại xét nghiệm trên đều có một kỹ thuật chung là khuếch đại DNA từ mẫu bệnh và hiện nay được sử dụng rất phổ biến để xác định các loại bệnh do vi sinh vật gây ra. Tuy nhiên, các phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, thiết bị tiên tiến, chi phí xét nghiệm đắt đỏ và cần nhiều thời gian. Mặc dù phương pháp LAMP chỉ mất 45 phút cho phản ứng, nhưng nó vẫn yêu cầu một máy điều khiển nhiệt độ tiên tiến với độ chính xác cao. 

EHP
Bào tử EHP trong (A) phết tế bào HP đã nhuộm và (B) một phần mô HP đã nhuộm. Ảnh semanticscholar

Gần đây, kỹ thuật RPA (recombinase polymerase amplification) bản chất là khuếch đại acid nucleic (bao gồm cả ADN và ARN) dựa vào hoạt tính của enzyme tái tổ hợp (enzyme recombinase) và polymerase (enzyme tổng hợp chuỗi polyme hoặc axit nucleic), đã được ứng dụng và đánh giá là có tiềm năng lớn trong nghiên cứu chẩn đoán bệnh ký sinh trùng và virus. Điểm mấu chốt quan trọng của kỹ thuật RPA là việc sử sụng enzyme tái tổ hợp và phân tử SSB để thay thế cho bước biến tính (DNA khuôn mẫu được tách thành 2 sợi đơn) trong PCR truyền thống.Vì thế, RPA cho phép khuếch đại đẳng nhiệt (hay khuếch đại ở nhiệt độ cố định) ở 37-42ºC và thời gian để xác định mẫu chỉ khoảng 5-20 phút.  Phân tử SSB (Single stranded binding protein) bao gồm các phân tử protein giúp hai mạch đơn của DNA không bị dính vào nhau sau khi tách thành 2 sợi để các enzyme có thể hoạt động). 

Được biết một chu kỳ nhiệt của xét nghiệm PCR gồm 3 giai đoạn: giai đoạn biến tính, nhiệt độ được nâng lên đến 94ºC để mạch đôi DNA có thể tháo xoắn; giai đoạn tiếp theo là giai đoạn bắt cặp, nhiệt độ sẽ được hạ xuống khoảng 55 ºC - 65 ºC để các đoạn mồi sẽ tiến hành bắt cặp bổ sung ; và cuối cùng là giai đoạn kéo dài, nhiệt độ lúc này cần đạt 72 ºC để Tag enzyme hoạt động và gắn kết thành một mạch bổ sung hoàn chỉnh. Chu kỳ này lặp lại khoảng 25 - 40 lần tùy vào từng loại phản ứng.

Các nhà nghiên cứu đã cố gắng áp dụng công nghệ RPA để phát hiện bệnh EHP trên tôm và đã đơn giản hóa quy trình không cần đến máy đo nhiệt độ. Tuy nhiên, việc phân tích các sản phẩm khuếch đại bằng điện di trên gel chỉ cho phép thực hiện tại phòng thí nghiệm, khó ứng dụng tại các trại thực tế, và độ nhạy cũng bị hạn chế bởi các công cụ hình ảnh gel.

Nghiên cứu gần đây ứng dụng phương pháp đọc tín hiệu huỳnh quang và xét nghiệm RT-RPA (RPA thời gian thực) để phát hiện bệnh EHP ở tôm. Thử nghiệm sử dụng gen SWP để mã hóa protein thành bào tử của EHP. Gen này được chẩn đoán là phân tử tốt hơn so với gen SSU rARN. Các kết quả trong nghiên cứu trước đây cũng đã xác nhận tính đặc hiệu tốt của gen này đối với việc phát hiện EHP.

Xét nghiệm RT- RPA cho thấy độ nhạy tốt và có thể so sánh với phương pháp PCR lồng (nested PCR – phương pháp sử dụng sản phẩm của phản ứng PCR lần 1 sẽ làm khuôn cho phản ứng PCR lần 2. Độ nhạy và độ đặc hiệu của kỹ thuật được đánh giá rất cao) và tốt hơn nhiều so với xét nghiệm RPA sử dụng phân tích điện di trên gel. So sánh với xét nghiệm RPA sử dụng phân tích điện di trên gel, độ nhạy của RT- RPA đã được cải thiện gần 60 lần. Hơn nữa, kết quả RT- RPA của các mẫu cho kết quả tương đồng 100% với phương pháp PCR lồng, cho thấy độ tin cậy tốt.

Khi đầu dò huỳnh quang được sử dụng, kết quả có thể được xác nhận bằng hình ảnh hóa ngay sau 15 phút. Những máy quét ống huỳnh quang kích thước nhỏ, chạy bằng pin có thể sử dụng để làm tín hiệu cho xét nghiệm RT-RPA tại chỗ. Do ít phụ thuộc vào thiết bị và nguồn điện, RT- RPA có thể dễ dàng lắp ráp thành phòng thí nghiệm vali di động, thuận tiện mang theo.

RPA đã được áp dụng chuẩn đoán các mầm bệnh do virus, chẳng hạn như WSSV (bệnh đốm trắng trên tôm), IHHNV (bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô trên tôm), và SHIV (Shrimp hemocyte iridescent virus - Virus mới phát hiện gây tỉ lệ chết cao trên tôm thẻ chân trắng).

Một thử nghiệm RT- RPA kết hợp đọc tín hiệu bằng đầu dò huỳnh quang có thể phát hiện nhanh chóng sự lây nhiễm EHP ở tôm. Nó có thể được áp dụng như một công cụ phát hiện tại chỗ hiệu quả và đáng tin cậy để giúp kiểm soát sự lây nhiễm EHP trong các trang trại nuôi tôm.

Tổng hợp
Đăng ngày 10/02/2022
Ngọc Diễm @ngoc-diem
Dịch bệnh

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 21:03 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:03 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 21:03 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 21:03 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 21:03 05/11/2024
Some text some message..