Phát hiện số lượng cực lớn tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc

Theo Tổng cục Thủy sản, số tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc được phát hiện tại 4 cơ sở là 4.900 con tôm thẻ chân trắng, lớn nhất từ trước đến nay.

tôm giống
Cơ quan chức năng kiểm tra cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Ảnh: TS.

Phú Yên: Phát hiện 4 cơ sở vi phạm

Qua kiểm tra ngày 2/7, Đoàn thanh tra của Tổng cục Thủy sản phối hợp với các đơn vị liên quan gồm Phòng An ninh Kinh tế, Công an tỉnh Phú Yên đã phát hiện sai phạm của 4 cơ sở cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản tại Phú Yên.

Cụ thể, hộ kinh doanh giống thuỷ sản Khanh và hộ kinh doanh giống thuỷ sản Chín (tên biển hiệu là Thuỷ Thuận) tại xã Hiệp Hòa Trung, huyện Đông Hòa, chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ đều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản; không có bất kỳ giấy tờ liên quan đến sản xuất giống thuỷ sản.

Tại thời điểm kiểm tra, đoàn đã phát hiện cơ sở có 1.400 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ không có nguồn gốc (tôm từ ao nuôi thương phẩm), cơ sở đang nuôi giữ 60 triệu Nauplius chuẩn bị xuất bán.

Còn tại hộ kinh doanh giống thủy sản Chín đang nuôi giữ 3.000 con tôm hậu bị khối lượng 20gr/con. Chủ cơ sơ khai số tôm này được mua từ ao thương phẩm về nuôi thành tôm bố mẹ. Tại cơ sở có 04 con tôm sú bố mẹ đã cắt mắt cho sinh sản và 20 vạn tôm PL20 tôm sú.

Đoàn kiểm tra đã lập bản bản vi phạm hành chính và đề nghị lưu giữ toàn bộ số tôm giống để tiến hành tiêu huỷ theo quy định.

Đối với hộ kinh doanh giống thuỷ sản Hai Thuận (tên biển hiệu là SVS) cũng tại xã Hoà Hiệp Trung đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản.

Tuy nhiên, cơ sở này đang nuôi giữ 1.100 con tôm bố mẹ đã cắt mắt cho sinh sản. Trong đó 600 con tôm bố mẹ mua từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 3; số tôm còn lại không có nguồn gốc.

Ngoài ra, hộ kinh doanh giống thủy sản Xuân Đông (địa chỉ tại xã Hiệp Hòa Trung) cũng đang nuôi giữ 600 con tôm bố mẹ mua từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3.

Đoàn kiểm tra đã lập bản bản vi phạm hành chính đối với hai cơ sở này và đề nghị lưu giữ toàn bộ 500 con tôm bố mẹ không có nguồn gốc đối với hộ kinh doanh Hai Thuận để tiến hành tiêu huỷ theo quy định.

Theo báo cáo của Đoàn thanh tra của Tổng cục Thủy sản, tổng số tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc là 4.900 con tôm thẻ chân trắng; 4 con tôm sú bố mẹ, 60 triệu Nauplius. Đây là số lượng tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện.

Số Nauplius bán từ các cơ sở này trung bình hơn 100 triệu con mỗi ngày. Cung cấp cho các tỉnh/thành phố Đà Nằng, Ninh Thuận và Bình Thuận (khu xóm 7) để hợp thức hoá thành tôm có nguồn gốc, bán với giá tôm có thương hiệu, giá cao.

Đây là các lỗi vi phạm về nguồn gốc xuất xứ theo quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Vi phạm về điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định tại Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Vi phạm về công bố chất lượng giống thuỷ sản theo quy định tại Nghị định số 119/2017-NĐ-CP ngày 01/11/2017 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Khánh Hòa: Cơ sở vi phạm bất hợp tác

Trước đó, vào cuối tháng 5/2020, Đoàn thanh tra của Tổng cục Thủy sản cũng tổ chức kiểm tra đột xuất và phát hiện 2 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản vi phạm về điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà.

Trong đó 1 cơ sở là hộ kinh doanh Phạm Hoàng, địa chỉ tại phường cam Phúc Nam, thành phố Cam Ranh. Tuy nhiên, cơ sở này không hợp tác, đóng cửa toàn bộ 2 trại tôm giống và cho công nhân cố thủ bên trong.

Đến hết giờ hành chính theo quy định, đoàn cùng đại diện Công an thành phố Cam Ranh và Tổ trưởng Tổ dân phố lập biên bản xác nhận vụ việc và đề nghị Công an thành phố Cam Ranh giám sát cơ sở.

Nếu phát hiện hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản sẽ thông tin cho đoàn để phối hợp xử lý theo quy định.

Tổng cục Thủy sản cũng đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với số tiền phạt là 35.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 16 triệu tôm post thẻ chân trắng (giai đoạn Nau, Zoa) và 50 cặp tôm thẻ chân trắng bố mẹ.

Bên cạnh đó, khoảng 1.000 con tôm bố mẹ có trọng lượng từ 40-50gr được lấy từ tôm thương phẩm không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định tại khoản 3, Điều 10 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 07/07/2020
Minh Phúc
Nuôi trồng

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 10:20 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 10:47 20/01/2025

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 16:42 23/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 16:42 23/01/2025

Top mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cao nhất hiện nay

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nghề nuôi cá lóc, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ áp dụng các mô hình hiện đại.

Cá lóc
• 16:42 23/01/2025

Tôm cá Cà Mau tưng bừng cận Tết

Càng cận Tết Ất Tỵ, các vùng quê truyền thống tôm cá Cà Mau càng tưng bừng nét cổ truyền đan xen hiện đại từ ruộng đồng thu hoạch đến làng nghề chế biến để đưa sản phẩm đi bốn phương.

Thu hoạch tôm
• 16:42 23/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 16:42 23/01/2025
Some text some message..