Phát triển bền vững ngành thủy sản

Nhiều năm trở lại đây, thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trong đó nuôi trồng thủy sản giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là nuôi tôm. Hiện, toàn tỉnh có trên 296.000ha diện tích nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm trên 266.000ha). Sản lượng nuôi trồng thủy sản hàng năm đạt trên 280.000 tấn, trong đó con tôm chiếm 130.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 1 tỷ 50 triệu USD.

ngành tôm
Bằng nhiều nỗ lực, năm qua diện tích nuôi tôm công nghiệp đạt 6.000ha; năng suất tôm nuôi ổn định và có chiều hướng tăng, bình quân tôm sú đạt 5 tấn/ha, tôm thẻ chân trắng là 8 tấn/ha, cá biệt có những ao đạt trên 15 tấn/ha.

Do đó, việc chỉ đạo phát triển nuôi trồng thủy sản không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của ngành Nông nghiệp mà còn của chính quyền các cấp, các ngành liên quan, để ngành kinh tế thủy sản Cà Mau vươn mình phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Những trở ngại

Đã qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp tích cực với các sở, ngành và các địa phương nhằm chỉ đạo quyết liệt trong nuôi trồng thủy sản, cơ bản đạt các chỉ tiêu, kế hoạch năm đề ra, đời sống của người dân theo đó cũng từng bước được nâng lên, có nhiều hộ làm giàu nhờ nuôi trồng thủy sản. Bằng nhiều nỗ lực, đến cuối năm 2013, diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh đã đạt 6.000ha; năng suất tôm nuôi ổn định và có chiều hướng tăng, bình quân tôm sú đạt 5 tấn/ha, tôm thẻ chân trắng là 8 tấn/ha, cá biệt có những ao nuôi đạt trên 15 tấn/ha.

Song, bên cạnh đó, ngành kinh tế thủy sản tỉnh cũng còn gặp phải những khó khăn nhất định: Yếu kém trong quy hoạch; cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất; năng lực quản lý ngành và trình độ kỹ thuật của người dân còn nhiều hạn chế; môi trường không ổn định; dịch bệnh xảy ra; sản xuất thiếu bền vững và hiệu quả chưa cao… Trong năm 2013, diện tích bị dịch bệnh là 1.003ha, chiếm 16,7% tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp.

Ở các huyện Phú Tân, Cái Nước, nuôi tôm công nghiệp đang dần trở thành phong trào. Tuy vậy, nó vẫn kéo theo nhiều hệ quả: Cơ sở hạ tầng (thủy lợi, điện) chưa đáp ứng hết yêu cầu; nhu cầu của yếu tố đầu vào ngày càng lớn… Đặc biệt, việc phát triển ngoài quy hoạch đã diễn ra ở nhiều địa phương. Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT: Theo số liệu thống kê mới đây, toàn tỉnh hiện có 7.317ha nuôi tôm công nghiệp (cả trong và ngoài quy hoạch), với tổng số 12.024 hộ tham gia. Vấn đề nuôi tôm ngoài quy hoạch cần được quan tâm giải quyết một cách đồng bộ, nếu không nó sẽ là trở ngại cho phát triển nuôi tôm công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới.

Đối với tôm quảng canh cải tiến, đã qua có bước phát triển khá ổn định cả về diện tích lẫn năng suất. Đến nay, diện tích nuôi theo hình thức này đạt gần 40.000ha, năng suất 600 - 800kg/ha. Từ thực tế cho thấy, vốn đầu tư cho hình thức này không lớn như tôm công nghiệp, yêu cầu về kỹ thuật nuôi phù hợp với trình độ và kinh nghiệm hiện có của người dân, mức độ rủi ro không cao… Chính vì thế, hình thức sản xuất này đang được tập trung chỉ đạo phát triển trong thời gian tới. Còn đối với nuôi tôm quảng canh thì hình thức nuôi truyền thống này đã thu hút trên 80% người dân tham gia với tổng diện tích là 222.000ha. Do ít tác động về kỹ thuật như quản lý, chăm sóc, phòng và trị bệnh nên hình thức này chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, môi trường, dịch bệnh, nên năng suất và sản lượng chưa cao. Tuy vậy, sản phẩm này được nhà nhập khẩu đánh giá cao về chất lượng do không sử dụng chất kháng sinh.

Hướng tới, ngành NN&PTNT sẽ tranh thủ các nguồn tài trợ, phối hợp với các doanh nghiệp chế biến thủy sản thúc đẩy, mở rộng chứng nhận tôm sinh thái cho hình thức nuôi tôm - rừng (17.000ha) và hướng đến cả tôm - lúa (43.000ha) ở những vùng có điều kiện phù hợp. Hiện nay, diện tích tôm rừng khá lớn nhưng đa số chưa đáp ứng được hai tiêu chí quan trọng của quy chuẩn tôm sinh thái là tỷ lệ diện tích rừng/tôm phải đạt 6/4 và vệ sinh môi trường, nên đã qua diện tích được chứng nhận chưa nhiều.

Đối với nuôi cua, đây là một đặc sản của Cà Mau, đã qua phát triển khá mạnh, một số nơi đã phát triển hình thức nuôi thâm canh, đạt hiệu quả khá cao. Phần lớn, đối tượng nuôi này được kết hợp với hình thức nuôi tôm quảng canh, diện tích khá lớn. Sản lượng hàng năm ước đạt trên 20.000 tấn, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, hướng tới tiếp tục phát triển mạnh đối tượng này.

Phấn đấu đạt các chỉ tiêu đề ra

Để chỉ đạo phát triển toàn diện nuôi trồng thủy sản năm 2014, khắc phục những khó khăn, bất cập, Sở NN&PTNT tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo toàn diện trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, chính quyền và các đoàn thể cấp xã phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong chỉ đạo phát triển nuôi trồng thủy sản để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trên cơ sở hướng dẫn của ngành chức năng. Phát triển theo quy hoạch, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, tổ chức sản xuất liên kết chuỗi, phát huy vai trò cũng như trách nhiệm của các bên có liên quan, hỗ trợ nhau trong sản xuất… nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, phát triển bền vững, nâng cao đời sống người dân, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch nuôi trồng thủy sản năm 2014.

Theo đó, một số chỉ tiêu quan trọng của ngành đề ra trong năm 2014 là tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản phấn đấu đạt 298.500 tấn, trong đó sản lượng tôm là 140.000 tấn; ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 296.000ha.

Bên cạnh đó, ngành chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể liên quan, chính quyền địa phương các cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến kịp thời bằng nhiều hình thức khác nhau về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan về lĩnh vực thủy sản để mọi người hiểu và làm đúng. Nội dung xoay quanh thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, về quản lý chất lượng, tuân thủ các quy định kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong sản xuất; phổ biến cơ chế, chính sách trong hỗ trợ sản xuất.

Các địa phương khẩn trương rà soát lại các quy hoạch trên lĩnh vực thủy sản. Trên cơ sở các chủ trương phát triển các lĩnh vực thủy sản của tỉnh, Trung ương và các quy định của tỉnh đã được phê duyệt có liên quan; nếu địa phương nào chưa thực hiện thì tiến hành quy hoạch. Rà soát, sắp xếp lại quy hoạch trại sản xuất giống trong tỉnh; nâng cao năng lực sản xuất của các trại, đảm bảo đúng quy hoạch;  tăng cường công tác quản lý giống tại gốc.

Để thực hiện đạt kết quả cao các chỉ tiêu đề ra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng chỉ đạo các sở, ngành chức năng tỉnh, các huyện và TP. Cà Mau tăng cường công tác tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân nắm vững quy trình cải tạo ao, đầm, chăm sóc tôm nuôi và các loài thủy sản; triển khai nhanh lịch thời vụ; chỉ đạo, quản lý dịch bệnh phải có giải pháp rõ ràng, phân công cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn; quản lý đảm bảo con giống đạt chất lượng theo quy định. Bên cạnh đó, kiểm tra, điều chỉnh vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp cho phù hợp với thực tế; rà soát lại lưới điện hiện có, nơi nào quá tải, hoặc chưa có lưới điện để có giải pháp tháo gỡ khó khăn; kiểm tra các đơn vị sản xuất gây ô nhiễm môi trường, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; tuyên truyền những nội dung phù hợp từng thời điểm để nông dân hiểu và thực hiện đúng lịch thời vụ; dự báo thị trường, giá cả để nông dân yên tâm phát triển sản xuất.

Báo Đất Mũi
Đăng ngày 14/03/2014
Bảo Nam
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:28 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 08:28 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 08:28 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 08:28 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 08:28 30/11/2024
Some text some message..