Phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm từ việc quy hoạch vùng nuôi

Trước hiện tượng tôm chết hàng loạt, người dân tự ý di dời lồng bè đến Vũng Rô hay Gành Đá Đĩa để hạn chế ô nhiễm thì không được phép. Cần quy hoạch chi tiết mặt nước phục vụ nuôi tôm hùm một cách bền vững ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên.

Phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm từ việc quy hoạch vùng nuôi
Vũng Rô là vùng nuôi tôm hùm nổi tiếng của Phú Yên (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)

Trước những khó khăn này, cùng với việc hỗ trợ khẩn cấp cho người dân, giải pháp quy hoạch chi tiết mặt nước phục vụ nuôi tôm hùm một cách bền vững để cấp cho người dân quản lý, sử dụng được đặt ra.

Ông Nguyễn Kẽ ở phường Xuân Yên là một trong những ngư dân có nhiều kinh nghiệm nuôi tôm hùm ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên. Từ giữa tháng 5/2017 trở về trước, ông là chủ của hơn 100 lồng nuôi tôm hùm các loại với số lượng hơn 20 ngàn con. Nhưng, sau trận mưa giông bất thường vào ngày 24/5 vừa qua, ông và người dân phát hiện cả vùng nước rộng lớn trên vịnh Xuân Đài bị đổi màu. 1 tuần sau đó, tôm hùm nuôi trên các lồng bè bỏ ăn, bám lưới rồi chết hàng loạt. Gia đình ông Kẽ thiệt hại hơn 2 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Kẽ cho biết, còn nước còn tát, ông cùng nhiều hộ khác sang lồng và di chuyển tôm còn sống đến vùng nước khác để nuôi.

Sợ dịch bệnh lây lan có không ít người đã di chuyển lồng tôm hùm đến vịnh Vũng Rô hay gành Đá Đĩa để nuôi. Tuy nhiên, đây là những địa điểm không được phép, buộc phải di chuyển đi nơi khác khiến các chủ lồng bè vừa mất thời gian, lại tốn nhiều chi phí. Vậy, vùng mặt nước nào để cấp cho người dân nuôi tôm hùm lâu dài và bền vững là dấu hỏi lớn?

Nhiều năm nay, thị xã Sông Cầu, nơi có nghề nuôi tôm hùm phát triển mạnh nhất ở tỉnh Phú Yên đã quy hoạch tạm thời 5 phân vùng để phục vụ cho nuôi tôm hùm. Tuy nhiên, đây chỉ là quy hoạch tổng thể, còn quy hoạch chi tiết thì vẫn chưa thực hiện được. Ông Lương Công Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên chia sẻ, đó là một trong những nguyên do khiến lồng bè tôm hùm tập trung tại một số vị trí quá đông dẫn đến ô nhiễm vùng nuôi.

Hiện nay thị xã đang kiến nghị với tỉnh quy hoạch chi tiết vì quy hoạch tổng thể đã được UBND tỉnh phê duyệt. Quy hoạch chi tiết là nhiệm vụ của thị xã nhưng đây là việc khó. Vịnh Xuân Đài hiện nay là danh thắng cấp quốc gia và đã được công nhận, trong khi đó quy hoạch cho nuôi tôm thì chưa được phê duyệt. Riêng quy hoạch này nguồn vốn chiếm tương đối lớn mà ngân sách thị xã thì không đáp ứng được, ông Lương Công Tuấn cho biết.

Trước những khó khăn này, mới đây UBND tỉnh Phú Yên đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ xác định nguyên nhân tôm hùm chết, cũng như đưa ra khuyến cáo để từng bước giúp người dân khôi phục sản xuất. Tuy nhiên cái khó là sự chồng lấn của nhiều quy hoạch. Cụ thể như ở Vịnh Xuân Đài là quy hoạch cho du lịch và quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản.

Theo ông Nguyễn Tử Cương, Trưởng Ban phát triển thủy sản bền vững, Hội Nghề cá Việt Nam, ngư dân địa phương có kỹ thuật lồng bè. Nhưng với nghề cá là nghề gắn liền với sinh học. Nhiệt độ, khí hậu, xâm nhập mặn dẫn đến quy hoạch cũ không còn phù hợp nữa. Do đó, quy hoạch cần được đặc biệt ưu tiên, không quy hoạch đơn lẻ từng ngành mà quy hoạch không gian tổng hợp ven biển để các ngành theo định hướng đó triển khai.

Trong lúc tìm giải pháp quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm hùm, khuyến cáo của các cơ quan chức năng, nhà khoa học là giãn mật độ nuôi trong từng lồng bè và giãn khoảng cách giữa các lồng bè nuôi cũng là việc làm cần thiết lúc này để kiểm soát dịch bệnh và hạn chế ô nhiễm.

VOV Miền Trung
Đăng ngày 19/06/2017
Hồng Thúy
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 21:02 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:02 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 21:02 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 21:02 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 21:02 05/11/2024
Some text some message..