Phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn bằng khoanh tạo

Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ về “Nghiên cứu thử nghiệm khoanh tạo rừng ngập mặn bãi bồi Vườn quốc gia Mũi Cà Mau” do Cục bảo tồn Đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường thực hiện đã và đang là cơ sở cần thiết áp dụng nhân rộng cho các vùng sinh thái tương đồng.

rừng ngập mặn cà mau
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau. (Ảnh: Võ Thanh Trà/TTXVN)

Mô hình trên dựa trên 100% vào cây tái sinh tự nhiên, đẩy nhanh quá trình hình thành rừng, giúp tiết kiệm được chi phí trồng rừng ngập mặn ven biển.

Dựa trên các tiêu chí của đề tài, Cục bảo tồn Đa dạng sinh học đã lựa chọn khu bãi bồi của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau làm khu vực xây dựng mô hình khoanh tạo rừng, thuộc tiểu khu IB.1 xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.

Phương pháp khoanh tạo bằng cách đắp các dãy bờ bao bằng xáng múc để thiết lập thành hệ thống vật cản sóng biển. Thời điểm xây dựng mô hình vào tháng 10/2010, trước mùa rụng quả của rừng ngập mặn (chủ yếu là cây mắm trắng và cây đước đôi).

Mô hình được xây dựng gồm hai phần chính là diện tích trên bờ đê và diện tích trong đê. Phần diện tích đối chứng không được đắp đê nằm từ khu rừng hiện hữu đến phía ngoài bãi bồi.

Mô hình thử nghiệm đã mang lại kết quả rất khả quan. Cụ thể như trên bờ đê khu vực khoanh tạo, cây tái sinh với mật độ rất cao và tăng mạnh từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 12.

Về thành phần loài chỉ có hai loài tái sinh trong mô hình là cây mắm trắng và đước đôi. Trong đó loài mắm trắng chiếm ưu thế tuyệt đối. Sau 24 tháng, đường kính trung bình của rừng mắm tái sinh trên bờ đạt 4,8cm, chiều cao 2,4m.

Sau 12 tháng khoanh tạo (hai mùa rụng quả), tỷ lệ mật độ cây tái sinh trong đê thuộc khu vực khoanh tạo so với mật độ cây trên đê thấp hơn nhiều. Nguyên nhân do tác động của chế độ thủy triều nên vùng đất phía trong đê bằng phẳng nên ngập sâu, rất khó cho các hạt cây rừng ngập mặn có thể cố định để nảy mầm.

Nhưng sau 24 tháng khoanh tạo (ba mùa rụng quả), mật độ cây tái sinh trong bờ đê lại tăng đột biến nhờ tác dụng của bờ đê vừa làm giảm sóng biển, vừa giúp ổn định cấu trúc nền đất phía trong đê, tạo nên “giá đỡ” cho các cây rừng ngập mặn cố định và phát triển.

Còn khu vực đối chứng là bãi bồi có điều kiện tự nhiên, môi trường tương đồng và liền kề với khu vực xây dựng mô hình khoanh tạo, nhưng lại có sự khác biệt rất lớn về mật độ, khả năng tái sinh và tốc độ sinh trưởng.

Mật độ ở đây chỉ đạt 820 cây/ha so với khu khoanh tạo 13.260 cây/ha trong bờ đê, 41.455 cây/ha ở trên bờ đê. Chiều cao của cây khu đối chứng cũng thấp hơn hẳn so với khu khoanh tạo.

Điều đó cho thấy mô hình khoanh tạo rừng ngập mặn bãi bồi Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã mang lại kết quả khả quan, giúp cho số lượng, mật độ, tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây tái sinh rừng ngập mặn. Đồng thời làm gia tăng tốc độ bồi lắng và khả năng hình thành rừng rất cao.

Sự thành công của mô hình đã mở rộng diện tích rừng ngập mặn, tạo môi trường sinh cảnh cho các loài động, thực vật, tạo nơi trú ngụ cho các loài chim nước di cư...làm tăng số lượng các loài động, thực vật.

Bên cạnh đó, sự hình thành nên những cánh rừng từ mô hình khoanh tạo giúp tăng khả năng phòng hộ, chống xói lở, tạo môi trường cảnh quan, điều hòa khí hậu, làm sạch nguồn nước. Có thể hạn chế các chất độc hại do giao thông đường thủy, nước thải sản xuất thủy sản, nước thải sinh hoạt gây nên.

Sự thành công của mô hình này cũng được kỳ vọng như là một giải pháp giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu đến Vườn quốc gia Mũi Cà Mau - nơi nhạy cảm và chịu nhiều tổn thương của nhiệt độ tăng và nước biển dâng hiện nay./. 

TTXVN/Vietnam+, 16/02/2014
Đăng ngày 11/02/2014
Văn Hào
Môi trường

Hồ thủy điện Trị An: Hàng trăm người đổ xô bắt cá khủng sau lũ

Ngày khi ngừng xả lũ, hàng trăm người dân đã đổ về hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai) xuống đập tràn để bắt cá.

Người dân
• 14:11 01/10/2024

Đồi mồi 3 kg chết dạt vào bãi biển xã Nhơn Hải

Theo thông tin từ Tổ chức cộng đồng ( TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nhơn Hải tối ngày 29.8 vào khoảng 19h, người dân phát hiện 01 cá thể rùa biển thuộc loài Đồi mồi (Eretmochelys imbricata).

Đồi mồi
• 11:52 01/10/2024

Bình Định: Dự án Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã có quyết định phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam - tỉnh Bình Định” do Chính phủ Canada tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Rừng ngập mặn
• 10:36 01/10/2024

Vấn nạn bắt thủy sản không chọn lọc làm giảm tài nguyên thiên nhiên

Bắt thủy sản không chọn lọc, còn gọi là đánh bắt không bền vững, đang là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản. Phương pháp này bao gồm sử dụng lưới vét, lưới kéo đáy và các công nghệ đánh bắt quá mức, không phân biệt giữa các loài thủy sản, kích thước hay độ tuổi.

Đánh bắt thủy sản
• 09:32 25/09/2024

Tác dụng của cá cảnh trong việc giảm căng thẳng mà bạn không ngờ tới

Ngày nay, việc nuôi cá cảnh đã trở thành một sở thích phổ biến trong nhiều gia đình. Không chỉ mang đến vẻ đẹp cho không gian sống, thú vui này còn ẩn chứa nhiều lợi ích không ngờ tới cho sức khỏe tinh thần.

Cá cảnh
• 08:22 04/10/2024

Cá tra Việt Nam cần có thương hiệu để vượt khó

Chiều 27/9/2024, làm việc trực tuyến với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, có tỉnh ở ĐBSCL đề nghị được ưu tiên bố trí kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống cá tra tập trung. Vấn đề bức thiết bởi cá tra nước ta đang đối diện nhiều khó khăn, muốn vượt qua cần nâng cao chất lượng chuỗi sản phẩm từ giống đến chế biến xuất khẩu để xây dựng thương hiệu đáp ứng yêu cầu thị trường. Thực tế, nhiều doanh nghiệp và địa phương đã thực hiện, đang cần ưu tiên nguồn lực để có kết quả lớn hơn.

Cá tra
• 08:22 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 08:22 04/10/2024

10 đặc điểm để nhận biết tôm tươi trước khi mua

Tôm là món ăn quen thuộc với mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, để chọn lựa được những con tôm tươi ngon là điều mà bà nội trợ nào cũng quan tâm hàng đầu. Bởi chỉ có những con tôm tươi mới chế biến nên những món ăn hấp dẫn và đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Sau đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc nhận biết 10 đặc điểm dễ dàng lựa được những con tôm tươi ngon trước khi mua nhé.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:22 04/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 08:22 04/10/2024
Some text some message..