Phát triển kinh tế nhờ chuyển đổi vùng lúa năng suất thấp sang nuôi tôm

Năm 2005, xã giao thủy đã có chủ trương chuyển đổi vùng lúa năng suất thấp sang nuôi thủy sản qua hơn 10 năm chuyển đổi Nhờ vậy đã thành công, thu nhập từ nuôi thủy sản cao hơn trồng cấy, 4-5 lần.

Phát triển kinh tế nhờ chuyển đổi vùng lúa năng suất thấp sang nuôi tôm
Nông dân xã Giao Thịnh chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản nước lợ.

Nhiều hộ sản xuất giỏi, điển hình như hộ các ông: Đỗ Văn Khương, xóm 3, Đinh Văn Hòa, Đinh Văn Thống, xóm 8, Nguyễn Thị Vui, xóm 9…

Ông Đỗ Văn Khương là một trong những người đầu tiên tham gia đầu tư tại vùng chuyển đổi sản xuất. Ông cho biết: “Những ngày đầu chuyển ra khu vực chuyển đổi tôi gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù đây là vùng trồng lúa nhưng có nhiều hố sâu khiến cho việc cải tạo hết sức phức tạp. Tôi đã đầu tư cải tạo hút bùn đáy, xây dựng bờ ao, tu sửa cống cấp thoát nước, phủ bạt quanh sườn ao để ngăn cá rúc làm sạt lở bờ, đầu tư máy sục khí, máy cấp nước”… Thời gian đầu ông chỉ nuôi các loại cá truyền thống. Sau một thời gian tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của một số địa phương khác, nhận thấy nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng nước lợ cho hiệu quả kinh tế cao nên ông lại một lần nữa mạnh dạn chuyển đổi đối tượng con nuôi mới. So với tôm nuôi ở vùng nước mặn thì nuôi tôm ở môi trường lợ có những ưu điểm như khi mưa nhiều, môi trường nước ít bị thay đổi độ mặn đột ngột, sẽ giảm được hiện tượng bị tôm sốc, tôm cũng ít bị các dịch bệnh liên quan đến môi trường cũng như một số bệnh do vi khuẩn gây ra. Không những thế, trong môi trường nước lợ, người nuôi tôm thẻ chân trắng sử dụng hệ số thức ăn thấp, lượng chất thải ít nên hạn chế được ô nhiễm môi trường trong ao tiết kiệm được thời gian, chi phí cho chạy quạt máy. Tôm nuôi nước lợ khi thả đã được thuần hóa ở độ mặn thấp 3-5o/oo và có kích thước 3-4cm, nên thời gian tôm sinh trưởng cũng ngắn, chỉ từ 45-60 ngày là có thể thu tỉa thả bù, giúp người nuôi giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Ông Khương cho biết thêm, trong quá trình nuôi tôm cần đảm bảo nhu cầu ô-xy cho tôm và đặc biệt, hệ thống tiêu thoát nước đúng quy trình, môi trường ao nuôi luôn sạch sẽ. Ngoài nuôi tôm và cá thương phẩm, gia đình ông Khương còn sản xuất giống tại chỗ các đối tượng cá truyền thống, phục vụ cho nhu cầu của người nuôi trong vùng. Với sự kiên trì và quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, mỗi năm gia đình ông thu được trên 10 tấn tôm và cá thương phẩm, thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Ông Đinh Văn Hòa, xóm 8 cũng là một trong những hộ sản xuất giỏi điển hình của xã. Ông Hòa nuôi tôm thẻ chân trắng xen canh với cá truyền thống, theo ông để cả 2 đối tượng này sẽ hỗ trợ nhau cùng phát triển. Nếu tôm bị bệnh yếu đi thì cá sẽ ăn con tôm bệnh giúp hạn chế dịch bệnh lây lan. Ngoài ra, thức ăn và phân tôm cũng sẽ được cá dọn sạch làm cho môi trường nước luôn đảm bảo. Ông Hòa chia sẻ: “Được sự tạo điều kiện của chính quyền địa phương nên người dân chúng tôi đã tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng và các đoàn thể để có vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế”.

Để có thêm động lực giúp người dân yên tâm sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội, thời gian tới, xã Giao Thịnh tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, tập trung phát triển nuôi thủy sản nước lợ.

Báo Nam Định
Đăng ngày 13/09/2017
Thanh Hoa
Kinh tế

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 23:21 06/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 23:21 06/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 23:21 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 23:21 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 23:21 06/05/2024