Phát triển mô hình cá lúa ở vùng trũng thấp

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 8.700 ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc khu vực trũng thấp, tập trung ở các huyện: Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Thọ Xuân. Hầu hết những diện tích này chỉ sản xuất được 1 vụ lúa, nhưng cũng không ăn chắc, nên hiệu quả kinh tế đạt thấp, bình quân thu nhập chỉ đạt khoảng 20 đến 25 triệu đồng/ha/năm.

Phát triển mô hình cá lúa ở vùng trũng thấp
Ảnh minh họa: Internet

Không để lãng phí nguồn tài nguyên ở vùng trũng thấp, những năm qua, ngành nông nghiệp và các địa phương, nhất là các huyện có diện tích đất sản xuất nông nghiệp thuộc vùng trũng thấp lớn đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất, như: Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ công tác tiêu thoát nước; tổ chức cho nhân dân đấu thầu sử dụng đất để đầu tư chuyển đổi sang phát triển kinh tế trang trại tổng hợp, nuôi trồng thủy sản; kết hợp trồng lúa với nuôi thủy sản. Trong đó, giải pháp được các địa phương tập trung thực hiện là mở rộng mô hình kết hợp trồng lúa với nuôi cá. Bởi, giải pháp này không làm thay đổi lớn về kết cấu hiện trạng mặt ruộng, các hộ dân chỉ cần cải tạo khoảng 20% diện tích mặt ruộng, đắp bờ vùng, bờ thửa là có thể tiến hành sản xuất mà không cần nhiều chi phí đầu tư, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ dân. Hơn nữa, mô hình này lại dễ thực hiện, độ rủi ro thấp, thời gian sinh lãi ngắn, nên thu hút được nhiều hộ dân tại các địa phương tham gia.

Nông Cống là huyện có nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc vùng sâu trũng, chỉ sản xuất được 4 tháng của vụ chiêm xuân, còn lại 8 tháng đành bỏ ruộng không. Để biến khó khăn của vùng sâu trũng thành lợi thế, năm 2012, UBND huyện Nông Cống đã chỉ đạo UBND các xã có diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc vùng sâu trũng, như: Thăng Long, Tế Lợi, Trung Chính, Minh Nghĩa... cải tạo mặt ruộng theo tỷ lệ sử dụng 20% diện tích đất mặt ruộng để đào ao, đắp bờ nhằm chuyển đổi diện tích đất sâu trũng trồng 1 vụ lúa, năng suất, hiệu quả kinh tế thấp sang thực hiện mô hình kết hợp trồng lúa và nuôi cá. Theo đó, các xã được chỉ đạo đã thực hiện tích tụ đất đai, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ dân triển khai thực hiện mô hình kết hợp trồng lúa và nuôi cá. Năm đầu tiên thực hiện, toàn huyện đã có hơn 200 ha vùng sâu trũng được chuyển sang nuôi cá kết hợp trồng lúa. Đánh giá từ thực tế sản xuất cho thấy, sau khi thu hoạch, ngoài thu nhập từ cây lúa, 1 ha sản xuất còn cho 2 tấn cá/năm. Tổng giá trị sản xuất đạt từ 70 đến 80 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với trước khi chưa thực hiện chuyển đổi.

UBND huyện Nông Cống đã và đang phân công cán bộ khuyến nông về cơ sở tập huấn, hướng dẫn cho bà con nông dân cách thức xây dựng mô hình trang trại nuôi cá lúa, kỹ thuật nuôi cá trong ruộng lúa theo hướng thâm canh, hiệu quả và bền vững. Ngoài ra, huyện còn chỉ đạo các trại giống trên địa bàn sản xuất các loại cá giống truyền thống và di ương cá bột bảo đảm chất lượng, cung ứng đủ các giống cho các hộ dân thả nuôi. Đồng thời, đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, đường giao thông, đường điện, tạo thuận lợi cho các hộ dân mở rộng quy mô, phát triển sản xuất. Nhờ đó, diện tích trồng lúa kết hợp với nuôi cá trên địa bàn huyện hiện đã được mở rộng lên hơn 300 ha.

Tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi cá, nên năm 2017, đã có 20 hộ dân trên địa bàn xã đã quyết định chuyển đổi toàn bộ 60 ha diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc vùng trũng thấp trồng 1 vụ lúa sang thực hiện mô hình. Sau chuyển đổi, giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích được nâng lên đáng kể, trung bình 1 ha đạt giá trị từ 70 đến 100 triệu đồng. Theo đánh giá của các hộ dân, mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi cá chi phí đầu tư thấp, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, trong 1 năm có thể thực hiện trồng và nuôi gối vụ, cho thu hoạch nhiều lứa cá, nhiều hộ thậm chí còn trồng xen canh thêm sen để lấy củ, lấy hạt trong vụ hè thu và tận dụng được một phần diện tích thả nuôi vịt nhằm tăng giá trị kinh tế.

Sự chuyển biến về hiệu quả kinh tế sau khi thực hiện chuyển đổi đã chứng minh việc nhân rộng mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi cá là hướng đi đúng đắn. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang đề nghị, hướng dẫn các địa phương nhân rộng, phát triển mô hình thông qua việc tập trung tích tụ đất đai. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành trực thuộc sở đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh cho các hộ dân xây dựng và phát triển mô hình.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 28/08/2019
Hương Thơm
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 06:28 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:28 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 06:28 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:28 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 06:28 06/11/2024
Some text some message..