Phát triển mô hình nuôi cá truyền thống kết hợp nuôi cá hồ chứa cho hiệu quả kinh tế cao

Gia đình anh Nguyễn Văn Liêm ở xóm 8, xã Khánh Tiên (Yên Khánh) là một trong 5 hộ được Hội Nông dân tỉnh chọn làm điểm để triển khai dự án “Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống và nuôi cá hồ chứa tại tỉnh Ninh Bình”.

thu hoach ca ninh binh
Gia đình anh Liêm thu hoạch cá.

Đến nay mô hình nuôi cá truyền thống kết hợp nuôi cá hồ chứa đã đem lại cho gia đình anh thu nhập cao.

Năm 2007, xã có chủ trương phát triển kinh tế hộ theo hướng dồn điền, đổi thửa để mở rộng quy mô sản xuất. Gia đình anh Liêm đấu thầu 2.500 m2 đất, sau đó anh đổi thửa dồn điền được tổng diện tích 3.000 m2. Thời gian này, phong trào nuôi thủy sản trong xã phát triển, gia đình anh quyết định cải tạo diện tích đấu thầu đó để đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình nuôi trồng thủy sản.

Ban đầu anh làm theo hướng tự phát, ít kinh nghiệm, quy mô nhỏ... nên hiệu quả kinh tế không cao. Đầu năm 2012, thực hiện dự án “Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống và nuôi cá hồ chứa tại tỉnh Ninh Bình” ở huyện Yên Khánh, gia đình anh Liêm cùng 5 hộ khác được cán bộ Hội Nông dân tỉnh, Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), cán bộ trại giống nước ngọt Vũ Lạc (Thái Bình)... hướng dẫn các kỹ thuật về nuôi cá, đồng thời được tham dự các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi và phương pháp phòng, trị bệnh cho cá...

Sau khi tham gia lớp tập huấn, đi học tập ở nhiều mô hình thực tế tại các địa phương và qua nghiên cứu sách, báo, anh Liêm đã tiến hành cải tạo lại ao nuôi, tát cạn nước, vét bùn đáy ao, tu sửa bờ, cống, sử dụng vôi nung cải tạo, bón lót phân khử trùng, lọc nước trước khi thả cá.

Đồng thời được dự án hỗ trợ về giống, kỹ thuật..., gia đình anh Liêm đã thả 9.000 con cá giống với mật độ 3 con/m2 (tỷ lệ thả: cá rô phi đơn tính 70%, cá mè 10%, cá trôi 10%, cá trắm cỏ 10%). Do quản lý tốt về môi trường nước và thức ăn hợp lý nên cá sinh trưởng và phát triển nhanh. Đến nay đã cho thu hoạch với sản lượng đạt 3.213 kg, doanh thu đạt trên 100 triệu đồng.

Anh Liêm cho biết: Đây là mô hình tạo ra được hướng đi mới trong phát triển sản xuất thủy sản, đa dạng hóa các đối tượng nuôi, đặc biệt là các con mới có giá trị kinh tế cao, thích ứng được các điều kiện nuôi tại địa phương.

Điển hình như việc nuôi cá rô phi đơn tính. Đây là loài cá thích ứng cao với điều kiện môi trường, dễ nuôi, ít bị bệnh, có thể nuôi ở các hình thức khác nhau. Nuôi ghép cá rô phi đơn tính trong ao với các cá truyền thống phù hợp điều kiện nuôi của các hộ, do mật độ nuôi vừa phải, ngoài thức ăn công nghiệp ra còn có thể tận dụng thức ăn sẵn có từ sản xuất nông nghiệp để bổ sung cho cá nên chất lượng thịt cá thơm ngon, giá trị hiệu quả kinh tế cao hơn.

Nếu hạch toán tổng chi phí đầu tư cho 1 kg cá giống khoảng 22 nghìn đồng theo giá thị trường, đầu ra bán khoảng 32 - 35 nghìn đồng, lãi thu về khoảng 10 - 13 nghìn đồng/1 kg. Cũng từ mô hình nuôi trồng thủy sản này đã giúp cho hội nông dân chúng tôi nâng cao trình độ KHKH, nâng cao chất lượng con nuôi.

Đến nay, mô hình nuôi trồng thủy sản trên của gia đình anh Liêm đã thu hút được nhiều hộ nông dân trong và ngoài xã đến học tập kinh nghiệm.

Báo Ninh Bình
Đăng ngày 15/12/2012
Đức Lam
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 05:58 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 05:58 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:58 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 05:58 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:58 17/04/2024