Phát triển nguồn lợi thủy sản gắn với bảo tồn biển Việt Nam

Ngày 12-12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020; quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26-5-2010 và Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13-2-2012 của Thủ tướng Chính phủ.

hội nghị thủy sản
Quang cảnh hội nghị tổng kết Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020; quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020

Theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sau gần 10 năm triển khai thực hiện 2 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện lập quy hoạch chi tiết 16 khu bảo tồn biển và bàn giao cho các địa phương để thành lập theo thẩm quyền. Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các địa phương đã thành lập và đưa vào hoạt động 12 khu bảo tồn biển. Đồng thời, bổ sung nguồn lợi thủy sản đạt hơn 400 triệu con giống cá có giá trị kinh tế, loài bản địa với xu hướng tăng liên tục từ năm 2010 đến nay. Mặt khác, đã điều tra, xác định và ban hành danh mục 47 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn để bảo vệ các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống…

Tại hội nghị, các đại biểu đều cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, trong 10 năm qua, việc thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam còn những khó khăn như: Tình trạng vi phạm pháp luật liên quan đến khai thác, bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản vẫn diễn ra thường xuyên, ngày càng tinh vi; việc sử dụng các nghề, ngư cụ có tính hủy diệt, tận diệt hoặc xâm hại nguồn lợi thủy sản vẫn tiếp diễn. Công tác điều chỉnh, cơ cấu lại nghề khai thác thủy sản, chuyển đổi nghề cho ngư dân còn chậm, chưa có cơ chế hỗ trợ cho đối tượng bị điều chỉnh. Hiệu quả quản lý tại các khu bảo tồn biển còn hạn chế; tình trạng vi phạm quy định pháp luật tại các khu bảo tồn biển vẫn diễn ra thường xuyên và chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời, đặc biệt là giao mặt nước, suy giảm hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn tại các khu bảo tồn biển...

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, những kết quả đạt được trong 10 năm qua đã góp phần không nhỏ duy trì, bảo vệ các hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững ngành kinh tế thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập cộng đồng ngư dân, bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo quốc gia. Nhờ đó, trong giai đoạn 2010-2020, giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng trưởng 5,2%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần; kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trung bình 6,1%/ năm.

“Đa dạng sinh học biển, trọng tâm là các hệ sinh thái biển có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, trong giai đoạn 2021-2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các địa phương ven biển tiếp tục thực hiện quản lý nguồn lợi thủy sản theo trữ lượng và khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi, bảo đảm khai thác nguồn lợi thủy sản gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Cùng với đó, tiếp tục điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản với phương thức phù hợp, cập nhật dữ liệu phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách phát triển thủy sản bền vững. Mở rộng, thành lập mới, tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn biển; quy định, cập nhật danh mục khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển, vùng ven biển và vùng nội địa nhằm thực hiện mục tiêu 6% diện tích biển tự nhiên của Việt Nam được bảo vệ…”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Hà Nội Mới
Đăng ngày 14/12/2020
Ngọc Quỳnh
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 08:24 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:24 06/12/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 08:24 06/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 08:24 06/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 08:24 06/12/2024
Some text some message..