Phát triển nuôi thủy sản năm 2014

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, năm 2013, tình hình nuôi tôm nước lợ đạt kết quả khả quan, đa số người nuôi tôm đều có lãi cao. Tuy nhiên, chất lượng môi trường nước không ổn định, chất lượng con giống chưa đảm bảo, dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi; phong trào nuôi thủy sản nước ngọt chưa phát triển mạnh do giá cả đầu ra không ổn định.

thủy sản Long An
Phát triển nghề nuôi tôm ở Long An. Ảnh: tepbac.com

Để đảm bảo phát triển nuôi thủy sản năm 2014 đạt kết quả tốt và ổn định, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, UBND tỉnh vừa Công văn yêu cầu các ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý, tích cực chỉ đạo phát triển nuôi trồng thủy sản năm 2014.

Theo đó, đối tượng nuôi chủ lực ở vùng nước lợ là tôm chân trắng, tôm sú, tôm càng xanh, cua; ở vùng nước ngọt là cá Lóc, cá Trê, cá Rô phi, cá Điêu hồng, cá Sặc rằn… Ngoài ra, cần quan tâm phát triển các đối tượng thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao như: Baba, Lươn, Ếch, Rắn và các loài cá cảnh.

Khuyến khích phát triển nuôi thủy sản theo hướng VietGAP, áp dụng mô hình nuôi ít thay nước, có sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ; nuôi luân canh, xen với các loài cá hoặc cấy lúa vào mùa mưa nhằm hạn chế mầm bệnh tồn lưu trong môi trường. Các cơ sở nuôi phải có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt, tự giác ý thức trong việc quản lý môi trường xung quanh, hạn chế gây ô nhiễm và lây lan mầm bệnh.

Đối tượng nuôi phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực, khi người dân đã nắm vững quy trình kỹ thuật và có thị trường ổn định thì khuyến khích mở rộng sản xuất. Đối với những vùng nuôi mà điều kiện và hạ tầng, kỹ thuật chưa đảm bảo thì chỉ nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến.

Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức quan trắc môi trường nước vùng nuôi tôm nước lợ để làm cơ sở khoa học xây dựng khung thời vụ, chỉ đạo phát triển nuôi tôm; thông tin kịp thời và đưa các khuyến cáo hữu ích đến tận cơ sở, người nuôi tôm; tăng cường công tác kiểm dịch giống thủy sản; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi; quản lý chặt chẽ chất lượng, kiểm tra đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản; tăng cường tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân; khuyến cáo các quy trình nuôi mới phù hợp với điều kiện của từng vùng nuôi. Triển khai thí điểm một số mô hình nuôi theo hướng VietGAP. Triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ con giống thủy sản để khôi phục sản xuất do thiên tai, dịch bệnh; tập trung triển khai chính sách khuyến khích phát triển nuôi thủy sản trên địa bàn các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An.

Bên cạnh đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các ngành chức năng và UBND cấp xã tuyên truyền, vận động người dân nuôi đúng quy trình kỹ thuật; chấp hành tốt các quy định về kiểm dịch giống thủy sản, phòng chống dịch bệnh. Xây dựng mô hình quản lý cộng đồng, tổ hợp tác; mô hình áp dụng VietGAP để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Long An, 23/12/2013
Đăng ngày 24/12/2013
ND
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 18:31 10/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 18:31 10/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:31 10/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 18:31 10/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 18:31 10/11/2024
Some text some message..