Phát triển thị trường nội địa cho cá tra là chiến lược lâu dài

Với những khó khăn từ thị trường xuất khẩu, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra có những hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến phục vụ thị trường 97 triệu dân nội địa.

sản phẩm cá tra
Các sản phẩm chế biến từ cá tra và cá basa của Công ty CP Vĩnh Hoàn giới thiệu đến người tiêu dùng tại triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 – 2020.

Bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ cá tra, tạo sự thuận lợi cho khách hàng khi mua sắm… các doanh nghiệp chế biến cá tra đang nỗ lực hướng đến phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng trong nước. Song nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, để có thể phát triển thị trường nội địa bền vững cần có sự tham gia từ nhiều bên, quan trọng hơn là phải xem phát triển thị trường nội địa cho cá tra là chiến lược lâu dài chứ không chỉ là giải pháp tình thế.

Nỗ lực chinh phục thị trường 97 triệu dân

Đồng Tháp là một trong những địa phương có vùng chuyên canh cá tra xuất khẩu lớn nhất của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Với tổng diện tích khoảng 2.000ha, sản lượng cá tra thương phẩm năm 2019 đạt 530.000 tấn. Ngoài sở hữu vùng chuyên canh lớn, Đồng Tháp là một trong những địa phương quy tụ nhiều nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu bậc nhất của khu vực ĐBSCL. Hiện toàn tỉnh Đồng Tháp có trên 20 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản lớn. Sản phẩm cá tra/basa Việt Nam đã có mặt trên thế giới với hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó có những thị trường khó tính như: Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản.

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, dưới những tác động tiêu cực từ các thị trường xuất khẩu do ảnh hưởng dịch Covid-19, các doanh nghiệp chế biến cá tra ở Đồng Tháp đã thực hiện một số chiến lược đẩy mạnh thúc đẩy phát triển thị trường cá tra nội địa. Giải pháp để các doanh nghiệp triển khai thực hiện đầu tư đa dạng sản phẩm, cung cấp cá tra, cá basa ở nhiều kênh phân phối, từng bước giúp sản phẩm cá da trơn của Đồng Tháp đến gần hơn với người tiêu dùng nội địa.

Đầu tháng 10 vừa qua, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Vĩnh Hoàn) ra mắt người tiêu dùng với một loạt sản phẩm được chế biến từ cá tra, cá ba sa mang thương hiệu BASA Master. Sự kiện này thật sự mang đến “làn gió mới” cho văn hóa ẩm thực của người tiêu dùng nội địa. Dưới góc nhìn mới của Vĩnh Hoàn, con cá tỷ đô (cá tra/cá basa) của miền Tây không chỉ đơn giản dừng lại ở chế biến những món ăn quen thuộc như: canh chua, cá kho tộ, từ sự kết hợp hòa quyện giữa công nghệ và nền ẩm thực hiện đại, Vĩnh Hoàn giúp cho người tiêu dùng có những trải nghiệm mới với những món ăn thú vị, giàu dinh dưỡng như: cá viên basa, cá basa tẩm bột popcorn, cá basa cắt lát tẩm gia vị, cá basa phi lê, cá basa cắt khoanh, biệt đội cá basa tẩm bột, cá basa cắt miếng tẩm gia vị, snack da cá trứng muối...

Những món ăn khác lạ được chế biến từ nguyên liệu thân quen này không chỉ tiện lợi, có giá trị dinh dưỡng cao mà còn rất phù hợp với xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam hiện nay. Mặc dù các dòng sản phẩm mới của Vĩnh Hoàn ra mắt thị trường chưa lâu nhưng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng và các kênh phân phối tiêu dùng lớn trên cả nước. Ngoài thương hiệu nổi tiếng như Vĩnh Hoàn bắt tay vào chinh phục thị trường nội địa, thời gian gần đây, các doanh nghiệp khởi nghiệp, cơ sở chế biến nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cũng bắt đầu đa dạng các sản phẩm chế biến từ cá tra để phục vụ người tiêu dùng nhiều hơn.

Anh Nguyễn Tiến Phương - chủ Cơ sở sản xuất cá khô Tiến Phương, huyện Hồng Ngự cho biết: “Mặc dù cơ sở mới phát triển dòng sản phẩm khô cá tra thời gian gần đây nhưng các thị trường mới như miền Trung, miền Bắc đặc biệt thích dòng sản phẩm mới này của chúng tôi. Tôi nhận thấy, riêng thị trường miền Bắc thì dòng sản phẩm khô cá tra rất có tiềm năng để phát triển. Hiện cơ sở chúng tôi đang tìm đầu mối để làm nhà phân phối cho thị trường miền Bắc”.

Ngoài những nỗ lực của khối doanh nghiệp, thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp cũng thực hiện nhiều chương trình xúc tiến nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng cá tra. Nhận thấy thị trường nội địa là một trong những thị trường chiến lược giúp ngành hàng cá tra phát triển ổn định, trong khoảng trung tuần tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp cùng với Tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp tổ chức Tuần hàng thực phẩm cá tra/basa và đặc sản Đồng Tháp tại thủ đô Hà Nội năm 2020. Thông qua hoạt động xúc tiến này, Đồng Tháp mong muốn mang sản phẩm cá tra/cá basa đặc sản của quê hương đến gần hơn với người tiêu dùng thủ đô nói riêng và người tiêu dùng ở khu vực miền Bắc nói chung.

Đầu tư dài hơi cho thị trường nội địa

Thời gian qua, tại nhiều hội nghị của ngành hàng cá tra/cá basa, ý kiến về phát triển thị trường nội địa cho cá tra/cá basa đã được nhiều chuyên gia đặt ra. Theo đó, để khai thác tốt thị trường tiềm năng này thì cần có sự chung tay từ nhiều phía.

Chia sẻ về việc phát triển thị trường nội địa cho con cá tra hiện nay, ông Dương Nghĩa Quốc - Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam cho rằng, cá tra hướng đến phục vụ thị trường nội địa là hướng đi đúng đắn và là một chiến lược cần thực hiện dài hạn. Bởi khi thị trường nội địa phát triển tốt sẽ là nền tảng vững chắc để xuất khẩu tốt hơn. Song, do từng có thời gian dài thị trường nội địa bị bỏ ngỏ nên giờ đây khi quay lại khai mở thị trường này, các doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, vấn đề khó nhất của doanh nghiệp chế biến cá tra hiện nay là đang thiếu hệ thống phân phối và kho bãi vận hành song song. Chuỗi hệ thống phân phối cho ngành hàng cá tra vẫn chưa được kết nối bài bản. Trong khi đó, với nguồn lực hạn hẹp, các doanh nghiệp không thể tự thân thực hiện chuỗi tiêu thụ tại thị trường nội địa. Để kích thích được thị trường tiềm năng này cho ngành hàng cá tra thì rất cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ để tiếp sức cho các doanh nghiệp.

Ngoài nỗ lực của doanh nghiệp, sự tạo điều kiện thuận lợi từ Nhà nước thông qua các chính sách ưu đãi thì việc thay đổi góc nhìn của truyền thông dành cho con cá tỷ đô của miền Tây cũng cần được quan tâm. Nhiều chuyên gia cho rằng, nên có chiến lược truyền thông đồng bộ và xuyên suốt để người tiêu dùng có góc nhìn toàn diện hơn về những giá trị tích cực của con cá da trơn mang lại. Khi hình ảnh và thương hiệu của con cá tra được quảng bá, xây dựng và đầu tư tốt tại thị trường nội địa sẽ là nền tảng vững chắc để phát triển thương hiệu cho cá tra/cá basa ở các thị trường nhập khẩu.

Chia sẻ về việc cần nên có góc nhìn khác hơn về con cá tra/cá basa, Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, đằng sau những đóng góp to lớn cho ngành kinh tế thì con cá tra/cá basa còn là nguồn kinh tế chính của nhiều gia đình ở vùng nông thôn ĐBSCL. Nghề nuôi cá tra xuất khẩu đã giúp nhiều gia đình phát triển kinh tế, vươn lên khá giả bằng chính sức lao động của mình. Đây thật sự là niềm tự hào to lớn, do đó giúp tiêu thụ sản phẩm của quê hương cũng là cách làm đơn giản nhất để thể hiện mình yêu quê hương, yêu đất nước. Chỉ bằng một hành động nhỏ như thế cũng giúp tạo ra giá trị cho xã hội và giúp nhiều người có công ăn việc làm ổn định.

Phát triển thị trường nội địa cho cá tra không phải là câu chuyện mới, song để có thể “khai mở” thành công thị trường 97 triệu dân trong nước thì rất cần sự chung tay của nhiều người. Trong đó, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp thì Nhà nước tạo cơ chế chính sách thuận lợi là điều cần thiết.

Báo Đồng Tháp
Đăng ngày 29/10/2020
Mỹ Lý
Kinh tế

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 14:15 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 14:15 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 14:15 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 14:15 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 14:15 19/04/2024