Phát triển thức ăn từ tảo

Phòng nghiên cứu vi tảo tại Đại học và Nghiên cứu Wageningen (WUR) đã nhận được tài trợ có giá trị của Liên minh châu Âu (EU), cho phép họ lắp đặt các hệ thống sàng lọc mới có thể chọn lọc các chủng tảo nhanh hơn và phát triển một đơn vị lọc sinh học có khả năng phân lập các thành phần chức năng từ tảo.

Tảo biển
Tảo biển. Ảnh: assets1.cbsnewsstatic.com

Sự phát triển của việc chế biến tảo thành thức ăn chức năng 

Những năm gần đây, tảo biển được đặc biệt quan tâm như một nguồn thức ăn sinh học, là nguồn nguyên liêu tiềm năng cho ngành thức ăn thủy sản và là tâm điểm của ngành dinh dưỡng bền vững cho vật nuôi trong tương lai.  

Việc chọn đúng loại tảo để chế biến thành các loại thức ăn chức năng cũng là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Ngoài hàm lượng protein, amino axit (một loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà trong phân tử có chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH) tương tác với nhau), chất béo,…và chất tạo sắc tố, trong tảo còn nhiều thành phần khác mà chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn làm nguyên liệu thức ăn thủy sản. Một số loại tảo sở hữu vách tế bào dày như là Chlorella hay còn gọi là tảo tiểu cầu có thể ngăn chặn việc hấp thu những dưỡng chất của tế bào. Ở một số loài tảo bẹ tồn tại hợp chất kìm hãm như phenolic khiến chúng không thích hợp được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi dù có giá trị cao về mặt dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng với hàm lượng cao có trong tảo sẽ ảnh hưởng xấu đến vật nuôi tùy vào điều kiện sinh sống, tăng trưởng và quy trình chế biến chúng thành thức ăn. 

Bên cạnh đó với những áp lực về mặt kinh tế sẽ dẫn đến các phương thức sản xuất chi phí thấp, dẫn tới hàm lượng protein bị ảnh hưởng cùng sự nhiễm khuẩn sẽ khiến cho việc sử dụng tảo để sản xuất các chế phẩm sinh học như thức ăn chức năng trở nên khó khăn hơn. 

Nguồn vốn hỗ trợ  

Một trung tâm phát triển công nghệ cho sản xuất vi tảo và chế biến sinh học được gọi là AlgaePARC, sẽ sử dụng nguồn tài trợ REACT-EU để hỗ trợ nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp bằng việc phát triển các các công nghệ và sản phẩm mới cho các hoạt động kinh doanh, giúp họ thu hút các nhà đầu tư và đảm bảo rằng các giải pháp này có thể trở thành hiện thực và có mặt trên thị trường. Điều này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế sinh học tuần hoàn và bền vững. 

Vi tảoPhát triển công nghệ sản xuất vi tảo và chế bến sinh học. Ảnh: wildfrontiers.nl

AlgaePARC 2.0 sẽ có thể cung cấp quyền truy cập vào các hệ thống sàng lọc mới thúc đẩy việc lựa chọn các chủng tảo diễn ra nhanh hơn. Đồng thời, cơ sở cũng sẽ phát triển một đơn vị lọc sinh học có khả năng phân lập các thành phần chức năng cũng như sinh khối. Năng lực sản xuất và thử nghiệm cũng sẽ được mở rộng ở cấp độ phòng thí nghiệm, thí điểm và sẽ được cho ra mắt, các cảm biến sáng tạo sẽ được giới thiệu để nâng cao chất lượng sản phẩm. 

Nhu cầu về các cơ sở thí điểm sản xuất các chế phẩm sinh học từ tảo đang tăng lên, vì vậy AlgaePARC cần phải triển khai những đầu tư mới, tăng khả năng tiếp nhận các công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các tổ chức này có thể đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch đổi mới của họ, mở rộng không gian để thử nghiệm và phát triển các công nghệ, kỹ thuật mới cho sản xuất vi tảo và chế biến sinh học. Việc đầu tư một số tiền lớn vào giai đoạn phát triển của dự án là một hoạt động mang tỷ lệ rủi ro cao và sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân trong vấn đề đảm bảo loại tài trợ đó, nhưng bằng cách này, họ sẽ nhận được sự hỗ trợ mà họ cần. 

WUR được xem như người đi đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất vi tảo và chế biến sinh học. Công việc của họ trong lĩnh vực này tập trung vào việc phát triển một chuỗi cung ứng bền vững, thương mại cho thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, hóa chất, vật liệu và nhiên liệu, dựa trên vi sinh. AlgaePARC đang hỗ trợ để đạt được điều này thông qua các tiến bộ khoa học và khai thác thương mại từ những tiến bộ đó.  

Đăng ngày 26/09/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Sinh học
Bình luận
avatar

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 06:35 18/09/2024

Vì sao phải lắp giàn quạt và oxy đáy cho ao nuôi tôm?

Một trong những biện pháp hiệu quả giúp đạt được điều này là lắp đặt giàn quạt nước và hệ thống cung cấp oxy đáy cho ao nuôi tôm. Cả hai hệ thống này không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro cho người nuôi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do vì sao giàn quạt nước và oxy đáy lại cần thiết cho ao nuôi tôm.

Quạt nước
• 06:35 18/09/2024

Các kỹ thuật quản lý tôm sau mưa bão

Mưa bão là một trong những yếu tố thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường nuôi tôm, gây ra nhiều thay đổi đột ngột về chất lượng nước, nhiệt độ, và nồng độ oxy hòa tan. Sau mỗi cơn mưa bão, người nuôi tôm cần áp dụng các kỹ thuật quản lý kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm.

Ao tôm
• 06:35 18/09/2024

Cảnh báo mưa lớn: Khu vực Nam Bộ đề phòng ngập úng

Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy cảnh báo về mưa lớn trên diện rộng ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là khả năng xảy ra lũ trên các sông lớn như sông Đồng Nai. Khi mưa lớn kéo dài, lượng nước đổ về các sông có thể tăng nhanh, dẫn đến lũ lụt, đặc biệt tại các khu vực hạ du của các con sông.

Mưa lớn
• 06:35 18/09/2024

Gỡ “thẻ vàng” và vị trí thị trường EU

Theo kế hoạch, trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5 đến nước ta kiểm tra việc thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Vấn đề chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” đã tròn 7 năm ngày càng cho thấy vị trí quan trọng của thị trường EU đối với thủy sản xuất khẩu nước ta.

Xuất khẩu thủy sản
• 06:35 18/09/2024
Some text some message..