Phê duyệt kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh thủy sản đến năm 2030

Ngày 24/03/2021, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030.

Phòng chống dịch bệnh trên thủy sản.
Việc Chính phủ phê duyệt Kế hoạch theo Quyết định 434/QĐ-TTg sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để phòng chống dịch bệnh trên thủy sản có hiệu quả hơn. Ảnh: TL

Theo Kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 434/QĐ-TTg (Quyết định 434): Mục tiêu chung của Kế hoạch là tổ chức phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi và xây dựng thành công các vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh (ATDB) để phục vụ tiêu dùng nước nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

Mục tiêu cụ thể, chủ động phòng, khống chế các bệnh nguy hiểm ở tôm nuôi nước lợ, bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 10% tổng diện tích nuôi; các bệnh ở cá tra nuôi đảm bảo diện tích bị bệnh thấp hơn 8% tổng diện tích nuôi.

Chủ động phòng bệnh, khống chế một số bệnh nguy hiểm ở tôm hùm, bảo đảm số tôm hùm nuôi bị bệnh thấp hơn 15% tổng diện tích nuôi; ở ngao/nghêu, tu hài, hàu, bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 5% tổng diện tích nuôi.

Bên cạnh đó, chủ động phòng bệnh, chủ động giám sát phát hiện và khống chế kịp thời một số bệnh nguy hiểm trên các đối tượng thủy sản nuôi khác, không để mầm bệnh lây lan rộng. Ngăn chặn có hiệu quả một số tác nhận gây bệnh nguy hiểm, nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam các bệnh mới nổi.

Kế hoạch cũng đặt ra mục tiêu xây dựng thêm ít nhất 30 cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB đối với một số bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và quy định của Bộ NN-PTNT để phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

Để phòng bệnh và khống chế có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm đang lưu hành, Kế hoạch đề ra một số giải pháp như: Tuân thủ các quy định về điều kiện cơ sở nuôi, xử lý nước thải, chất thải theo quy định, mùa vụ thả giống, chất lượng con giống được kiểm dịch theo quy định; áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi, quản lý chăm sóc ao nuôi (VietGAP, GlobalGAP…) ; áp dụng các biện pháp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nhằm giảm thiểu nguy cơ bắc bệnh.

Áp dụng các biện pháp phòng bệnh, chống dịch, xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y…, xem xét, sử dụng vacxin để chủ động phòng bệnh cho động vật thủy sản để giảm thiểu sử dụng kháng sinh, ngăn ngừa kháng thuốc trong nuôi trồng thủy sản…


Công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh trên thủy sản nuôi sẽ được tập trung quyết liệt hơn trong thời gian tới. Ảnh: Tùng Đinh

Bên cạnh đó, triển khai giám sát bị động, giám sát chủ động tại các vùng nuôi và cơ sở nuôi trồng thủy sản; kiểm dịch, kiểm soát động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

Kế hoạch cũng đề ra các giải pháp khác cho việc kiểm soát, ngăn chặn, nguy cơ xâm nhiễm một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản từ nước ngoài vào Việt Nam thông qua các biện pháp như kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản, tổ chức triển khai giám sát chủ động, giám sát bị động (lấy mẫu, xét nghiệm, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm việc nhập lậu qua biên giới…).

Cũng theo Kế hoạch, sẽ tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản; tổ chức xây dựng một số vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi.

Theo Kế hoạch, Chính phủ giao Bộ NN-PTNT chủ trì chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch quốc gia.

Chính phủ cũng giao Bộ Thông tin – Truyền thông phối hợp với Bộ NN-PTNT và các bộ, ngành liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản giai đoạn 2021 – 2030.

Các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản nuôi được ưu tiên phòng bệnh, khống chế và kiểm soát (kèm theo Kế hoạch) bao gồm:
Các bệnh nguy hiểm đang lưu hành trên tôm (bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô, vi bào tử trùng); các bệnh nguy hiểm mới nổi trên tôm có nguy cơ xâm nhiễm vào nước ta (gồm hội chứng Taura, đầu vàng, bệnh do DIV1, hoại tử gan tụy, teo gan tụy, hoại tử cơ).
Bệnh gan thận mủ, bệnh xuất huyết trên cá tra nuôi; bệnh sữa (HMD-SL) trên tôm hùm nuôi; bệnh do Prerkinsus (tác nhân P. marinus) trên ngao/nghêu, tu hài, hàu; bệnh hoại tử thần kinh (VNN) trên cá song/mú, vược/chẽm, giò/bớp.
Các bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (SVC), bệnh do Koi Herpes virus (KHV), bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus trên cá chép, trắm, trôi, mè; bệnh hoại tử cơ quan tạo máu (IHNV) trên cá hồi; bệnh do TilV và bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus trên cá rô phi, cá điêu hồng; bệnh trắng đuôi (WTD) trên tôm càng xanh.
Ngoài ra, còn một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác, bệnh mới nổi theo quy định của Bộ NN-PTNT và theo báo cáo của OIE/NACA.

Cơ sở pháp lý quan trọng để phòng chống dịch bệnh thủy sản

Tại Hội nghị Phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2021 khu vực phía Bắc của Bộ NN-PTNT diễn ra ngày 19/3/2021, báo cáo của Cục Thú y cho biết trong năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 46.217 ha, gấp 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2019 (có tổng diện tích bị thiệt hại là 24.297 ha); ngoài ra có khoảng 10.274 lồng, bè, vèo, bể nuôi thủy sản cũng bị thiệt hại.


Dịch bệnh trên thủy sản đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân trong những năm qua. Ảnh: Văn Dũng

Trong 3 tháng đầu năm 2021, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 1.897 ha, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2020 (có tổng diện tích bị thiệt hại là 4.863 ha); ngoài ra có khoảng 105 lồng, bè, vèo, bể nuôi thủy sản cũng bị thiệt hại.

Năm 2020, phạm vi và diện tích có tôm thiệt hại hoặc bị mắc bệnh đều tăng so với năm 2019.

Cụ thể diện tích tôm nuôi bị thiệt hại tăng gấp 1,94 lần (chiếm 5,97% tổng diện tích tôm thả nuôi); diện tích tôm bị mắc bệnh tăng 7,4%; hơn 76,45% diện tích tôm bị thiệt hại nhưng chưa xác định nguyên nhân.

Theo dự báo, diện tích tôm nuôi tiếp tục bị thiệt hại có thể tăng mạnh và nguy cơ dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao do nhiều lí do như người nuôi tôm bắt đầu tăng thả nuôi, trong khi đó các điều kiện bất lợi của thời tiết giao mùa, hạn hán, bão và lũ lụt tại một số tỉnh, xâm nhập mặn,..) tiếp tục diễn biến phức tạp.

Các loại mầm bệnh nguy hiểm còn lưu hành ở nhiều vùng nuôi, có thể xâm nhập và gây bệnh cho tôm; các yếu tố bất lợi như nhiệt độ, độ mặn tăng cao, biến đổi môi trường nhanh, mạnh, theo hướng cực đoan,.. có thể tác động xấu làm tôm chậm lớn (không lột xác), kém phát triển, sức đề kháng yếu; đồng thời điều kiện môi trường biến đổi lại tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, gây bệnh cho tôm.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết trong giai đoạn 2016 – 2020, theo tổng kết, diện tích thiệt hại của ngành thủy sản hàng năm khoảng 45.000 ha với giá trị khoảng 3.000 tỷ/năm. Lí do là vì dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và xâm ngập mặn, biến đổi khí hậu.

Vì vậy, việc Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Quốc gia phòng chống dịch bệnh trên thủy sản sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để các ngành, các cấp, các tỉnh thành bố trí ngân sách, nguồn lực để triển khai kế hoạch quốc gia về phòng chống dịch bệnh trên thủy sản…

Báo Nông nghiệp Việt Nam tham gia thông tin, tuyên truyền
Tại Quyết định 434, Chính phủ giao các cơ quan truyền thông Trung ương, bao gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Nông nghiệp Việt Nam và các cơ quan truyền thông có liên quan của trung ương chủ động phối hợp với Bộ NN-PTNT xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí của các đơn vị để tổ chức thông tin, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản…
Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 29/03/2021
Lê Bền
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 00:14 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 00:14 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 00:14 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 00:14 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 00:14 28/11/2024
Some text some message..