Tại Khoa Thủy sản và Đại dương của Đại học Philippines - Visayas, Ritche Declarador và nhóm của cô đã cải thiện giá trị làm thức ăn của cơm dừa để nó thích hợp sử dụng như là một phần thay thế cho đậu tương trong chế độ ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và cá măng sữa (Chanos chanos).
Thực tế cho thấy rằng Philippines là nước sản xuất dầu dừa lớn nhất thế giới, do đó có rất nhiều bột dừa (copra meal). Copra meal hay còn gọi là bột dừa, cám dừa là một phụ phẩm phổ biến trong sản xuất dầu dừa. Tuy nhiên, giá trị sử dụng làm thức ăn của bột dừa còn thấp do hàm lượng protein thấp, chất xơ cao, bề ngoài gồ gề và kết cấu thô.
Một công nghệ đột phá đã được phát triển, trong đó sử dụng quá trình lên men trạng thái rắn và sử dụng một loại nấm trong thực phẩm để tăng cường protein của nguyên liệu thức ăn thủy sản tiềm năng này. Quá trình này đã làm giàu protein cơm dừa từ 12% đến 45%, tương đương với bột đậu nành.
Ritche S. Declarador và cộng sự 2018 đã tiến hành thí nghiệm để để đánh giá tiềm năng của cám dừa giàu protein (PECM) như là một phần thay thế đậu nành trong chế độ ăn của tôm thẻ chân trắng và cá măng sữa.
Một thử nghiệm tăng trưởng trong phòng thí nghiệm được tiến hành bằng cách sử dụng ấu trùng tôm thẻ chân trắng P. vannamei và ấu trùng cá măng sữa.
Thử nghiệm 1: Đánh giá tăng trưởng trong phòng thí nghiệm 60 ngày được tiến hành bằng cách sử dụng 30 ấu trùng tôm thẻ P. vannamei có trọng lượng 0,03 ± 0,003 g, và trong lượng ấu trùng cá măng sữa là 0,04g được thả ngẫu nhiên trong một bể chứa nước 50L được trang bị sục khí trong một hệ tuần hoàn khép kín. Tôm và cá được cho ăn với chế độ ăn có chứa các mức PECM khác nhau; Chế độ ăn uống 1 (kiểm soát) 0%, chế độ ăn 2 chứa 25%, chế độ ăn 3 chứa 50% và chế độ ăn 4 chứa 75% thay thế đậu nành. Sau đó, hàm lượng bổ sung cám dừa giàu protein tốt nhất đã được thử nghiệm so sánh với nhóm sử dụng thức ăn tôm và cá măng sữa có sẵn trên thị trường trong hệ thống nuôi lớn.
Kết quả cho thấy sự bao gồm bột dừa giàu protein PECM không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm/cá ở tất cả các hàm lượng bổ sung trong chế độ ăn và cũng không có sự khác biệt đáng kể về trọng lượng cơ thể trung bình cuối cùng khi sử dụng thức ăn từ bột dừa cho cả hai loài.
Những gợi ý rằng PECM có thể thay thế 50% của bột đậu nành, có thể làm giảm sự phụ thuộc trong bữa ăn đậu nành và giúp nông dân giảm chi phí thức ăn.
Vỏ trái cây làm thức ăn cho cá rô phi
Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) / cục Nuôi trồng thủy sản trước đó cũng đã chứng minh rằng vỏ trái cây có thể được sử dụng làm phụ gia cho thức ăn cá rô phi.
Ảnh: Unsplash
“Kết quả sơ bộ cho thấy tỷ lệ phần trăm tăng trọng của cá rô phi cho ăn khẩu phần có chứa bột cam quýt, bột đậu bắp và vỏ dứa, vỏ xoài có thể so sánh với những nhóm cá cho ăn chế độ ăn dựa vào bột cá", theo bản tin của cơ quan này.
Vỏ xoài, đặc biệt, đã được trích dẫn cho hàm lượng đường cao làm cho nó ngon miệng và được coi là thức ăn giàu năng lượng.
Những báo cáo trên cho thấy khả năng tận dụng nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp sử dụng làm thức ăn cho nuôi trồng thủy sản là hoàn toàn có khả thi. Với Philippine và nước ta là một nước nông nghiệp với sự phong phú của sản phẩm nông nghiệp thì việc biết cách tận dụng phụ phẩm từ ngành này không chỉ mang lại lợi ích cho nông dân mà còn góp phần tăng giá trị cho sản phẩm nông sản.