Phòng ngừa bệnh hoại tử trên hàu

Vi khuẩn N.crassostreae được phát hiện trên hàu bị nhiễm bệnh hoại tử và cho thấy loài này có nguy cơ gây tử vong cao trên hàu. Do đó, những người nuôi đã và đang thực hiện mô hình nuôi hàu cần sử dụng tốt các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tối đa thiệt hại.

Nocardia crassostreae
Vi khuẩn N.crassostreae được phát hiện trên hàu bị nhiễm bệnh hoại tử. Ảnh: Tép Bạc

Bệnh hoại tử

Bệnh do vi khuẩn Nocardia crassostreae gây ra, đây là một loại vi khuẩn Gram dương dẫn đến sự nhiễm trùng và hoại tử ở hàu. Loài vi khuẩn này có thể sống và phát triển ở nhiệt độ môi trường lên đến 30°C, nhưng tối ưu nhất là 28°C. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh thường xảy ra ở trong môi trường nước nông có hàm lượng ôxy thấp, nhiệt độ ấm và ở những nơi giàu dinh dưỡng. Vi khuẩn N.crassostreae tập trung chủ yếu ở các nang tuyến sinh dục, mô liên kết, mang, tim, cơ quan phụ, và có thể xâm chiếm mọi mô của các cơ quan khác. Vi khuẩn phân bố rộng rãi, không có khu vực cụ thể nào được coi là không có bệnh. Mặc dù, chưa xác định được cụ thể tỷ lệ tử vong, nhưng mức độ nhiễm trùng nghiêm trọng và tỷ lệ lây lan cao ở một số quần thể hàu cho con số rất đáng kể. 

Khi hàu bị bệnh hoại tử sẽ xuất hiện các mụn mủ màu xanh lá cây hoặc màu vàng, có đường kính lên đến 1cm. Tuy nhiên, chỉ với triệu chứng trên vẫn chưa đủ để khẳng định hoàn toàn hàu mắc bệnh do N.crassostreae gây ra, bởi có nhiều loại vi sinh khác gây bệnh cũng cho triệu chứng tương tự. Theo quan sát dưới kính hiển vi, cho thấy các tổn thương mụn mủ này bao gồm các khuẩn lạc nằm ở trung tâm bao quanh bởi sự khuếch tán các tế bào máu chủ. 

Biện pháp phòng bệnh 

Cho đến nay vẫn chưa có thuốc và biện pháp hiệu quả cụ thể để điều trị bệnh. Người nuôi cần áp dụng các biện pháp chăm sóc, quản lý vùng nuôi nhằm phòng bệnh. Chằng hạn như thường xuyên vệ sinh khu vực nuôi hàu, tránh các vùng nước ô nhiễm. 

Trong quá trình nuôi, khi hàu đang lớn dần thì người nên áp dụng nuôi san thưa bằng cách làm thưa các chuỗi giá thể để đảm bảo điều kiện thức ăn cho hàu. Sau khoảng 6 tháng nuôi, nên thu tỉa bớt những con hàu lớn nhằm giảm mật độ nuôi, tạo không gian để những con còn lại sinh trưởng nhanh. 

Nếu điều kiện môi trường không thuận lợi, có thể hạ dây nuôi xuống sâu hoặc khi bãi nuôi bị nhiễm bẩn hay ảnh hưởng của lũ lụt phải di chuyển hàu đến vùng khác có môi trường tốt hơn. Chú ý theo dõi mật độ bám và vị trí bám của hàu trên dây nuôi, nếu bám nhiều ở tầng trên của dây nuôi chứng tỏ nền đáy có vấn đề (hàm lượng ôxy thấp, pH thấp, bùn đáy quá dày, rong bám nhiều,…) cần tiến hành vệ sinh nền đáy và điều chỉnh giá thể thưa ra hoặc di chuyển đến nơi sạch hơn. Hàu có thể bị giết bởi nhiều loại địch hại khác nhau, bao gồm các sinh vật cạnh tranh vật bám, sinh vật ăn thịt (sao biển, cá...), sinh vật đục khoét, sinh vật ký sinh và các loài táo. Do dó, cần tiêu diệt địch hại của hàu. 

Đối với nhóm sinh vật bám thì phuơng pháp hiệu quả nhất là phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời hoặc dùng Sulfat đồng 1 - 2% trong 1 giờ, tuy nhiên phuong pháp này tốn nhiều công sức và có thể gây hao tổn kinh phí cho người dân. Nếu áp dụng biện pháp sinh học phải hiểu rõ chu kỳ sống, đặc điểm sinh thái, đặc biệt là mùa sinh sản của các loài sinh vật bám để chủ động phòng tránh trong việc lấy giống. 

Đối với nhóm sinh vật ăn thịt, đục khoét (các loài ốc ngọc, ốc gai, ốc dò, cua, còng, cá...) cách phòng trừ chủ yếu là nhặt thủ công bằng tay khi thủy triều xuống hoặc dùng bẫy và áp dụng phương pháp nuôi giàn, bè để hạn chế địch hại từ đáy. Ngoài ra, có thể thu gom để loại bỏ các bọc trứng của ốc vào mùa sinh sản của chúng (tháng 7 - 9). Cuối cùng với nhóm sinh vật ký sinh, tảo, định kỳ hoặc khi thấy hàu bị bám bẩn nhiều, người nuôi cần vệ sinh hàu bằng cách dùng bàn chải cọ rửa để loại bỏ chất bẩn, rong và sinh vật bám. 

Định kỳ nên kiểm tra độ sinh trưởng của hàu nhằm kịp thời loại bỏ các cá thể nhiễm bệnh và xử lý để tánh tình trạng lây lan trong quần đàn. Bên cạnh đó, cần tham vấn ý kiến của cơ quan thú ý, thủy sản gần nhất khi phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh trên đàn nuôi. 

Đăng ngày 20/12/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 08:19 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 08:19 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 08:19 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 08:19 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:19 20/11/2024
Some text some message..