Phòng tránh những hệ lụy khi người nuôi tôm thiếu kiểm soát

Trong suốt quá trình nuôi, tôm cần được kiểm soát chặt chẽ trong từng khâu. Trong đó, quan trọng nhất chính là khâu lựa quản lý thức ăn và quản lý môi trường ao nuôi.

Ao tôm
Người nuôi cần nắm rõ các phương pháp xử lý môi trường nước ao nuôi. Ảnh: Tép Bạc

Tại sao cần kiểm soát và quản lý chặt chẽ

Nếu làm tốt khâu quản lý thức ăn trong ao tôm, bà con nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ không chỉ tránh khỏi việc lãng phí thức ăn, giảm thiểu các nguy cơ ô nhiễm ao nuôi giúp tôm khỏe mạnh,… mà còn tăng lợi nhuận sau khi thu hoạch.

Yếu tố môi trường cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong nuôi tôm. Nhất là khi gặp điều kiện bất lợi. Người nuôi cần nắm rõ các phương pháp xử lý môi trường nước ao nuôi, cả trong điều kiện thời tiết bình thường lẫn khi có biến đổi đột ngột.

Ao nuôi tômYếu tố môi trường cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong nuôi tôm. Ảnh: Tép Bạc

Ngược lại, nếu quản lý thức ăn nuôi tôm và quản lý các yếu tố môi trường không tốt sẽ không chỉ gây nhiều lãng phí khiến chi phí vụ nuôi tăng cao, mà còn gây ra các vấn đề ô nhiễm bùng phát dịch bệnh. 

Một số lưu ý để kiểm soát ao nuôi hiệu quả

Quản lý thức ăn

Thức ăn nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong phát triển chăn nuôi, vì vậy việc sử dụng thức ăn chất lượng cao và quản lý hợp lý sẽ giúp nâng cao lợi ích kinh tế của người nuôi.

Đầu tiên, cần phải chọn loại thức ăn phù hợp với tôm. Ở đây, người nuôi cần chọn đúng loại thức ăn với hàm lượng các chất dinh dưỡng hợp lý, giá thức ăn cũng phải phù hợp với điều kiện kinh tế người nuôi.

Thứ hai, cần cho một lượng thức ăn vừa đủ. Trong nuôi tôm, tùy theo phương thức sản xuất khác nhau mà thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo chiếm vị trí khác nhau. 

Trong hình thức nuôi quảng canh. Thức ăn tự nhiên là quan trọng, nhưng khi nuôi tôm với hình thức bán thâm canh, hoặc thâm canh thì thức ăn nhân tạo thay thế dần cho thức ăn tự nhiên. Trình độ thâm canh càng cao thì thức ăn nhân tạo càng giữ vai trò chủ lực. Trong sinh trưởng phát triển của tôm nuôi.

Chi phí thức ăn chiếm đến 50 – 70% tổng chi phí sản xuất trong nuôi tôm thâm canh. Sử dụng thức ăn chất lượng tốt và phù hợp. Góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi tôm. 

Tuy nhiên, lợi nhuận sẽ càng được cải thiện hơn nếu như việc cho tôm ăn được quản lý, kiểm soát một cách chặt chẽ trong suốt quá trình nuôi.

Thức ăn tômCần phải quản lý thức ăn tôm đúng cách. Ảnh: Tép Bạc

Nếu không đủ thức ăn, tôm sẽ chậm lớn, kích thước đàn tôm không đồng đều và đặc biệt là kéo dài thời gian nuôi. Tôm thẻ chân trắng có nhu cầu đạm thấp hơn tôm sú. Nhưng lại là loài ăn liên tục nên kiểm soát lượng thức ăn là một trong những yếu tố giúp vụ nuôi thành công hơn.

Thứ ba, cần phải quản lý thức ăn tôm đúng cách. tôm thường khu trú cố định và không bơi đi xa để bắt mồi. Do vậy, việc phân phối thức ăn khắp đều trên mặt ao hoặc nơi tôm khu trú là rất quan trọng. 

Đồng thời, khi bơi tôm thường bơi ngược dòng nước. Chính vì thế mà cần rải thức ăn theo dòng nước chảy. Nếu không rải đều thức ăn và theo dòng nước chảy, tôm sẽ không ăn hết và dẫn đến hiện tượng cỡ tôm không đồng đều. 

Cuối cùng, đó chính là thời gian cho ăn hợp lý. Do tôm ăn chậm và liên tục nên cần cho ăn nhiều lần trong ngày. Nên chia thức ăn trong ngày ra nhiều lần, tháng thứ nhất từ 2 – 3 lần, các tháng sau từ 4 – 5 lần là phù hợp để tôm có thể sử dụng hết lượng thức ăn. Tránh lãng phí và giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường.

Quy tắc chung cho tôm ăn là theo 4 định

Định chất

Định lượng

Định địa điểm

Định thời gian

Tuy nhiên tùy mỗi giai đoạn của tôm mà cần có những cách cho ăn phù hợp. Lượng thức ăn mỗi bữa có thể tương đương nhau hoặc điều chỉnh tăng bữa này hoặc giảm bữa kia tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi ( chất lượng nước, thời tiết, sử dụng hóa chất,...) 

Quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi

Hàm lượng oxy hòa tan

Nên thiết kế và lắp đặt hệ thống quạt nước và sục khí, điều hòa và phân bố oxy đồng đều ở các tầng nước khắp trong ao..

Nhiệt độ

Trong ao nuôi tôm, nhiệt độ nước không có sự phân tầng rõ ràng và hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian trong ngày và điều kiện thời tiết.

Người nuôi quản lý nhiệt độ bằng cách chọn vụ nuôi thích hợp, nâng cao độ sâu của ao nuôi khoảng 1,5 – 1,8 m, sử dụng quạt nước để trung hòa nhiệt độ. Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp 27 – 32 độ C, tôm sử dụng thức ăn rất tốt, tăng trưởng nhanh và khả năng kháng bệnh cao.

pH

Ổn định pH trong môi trường ao nuôi bằng cách duy trì sự phát triển ổn định của tảo.

Khi pH < 7,5 nên sử dụng vôi để nâng pH, và khi pH >8,5 nên dùng các chế phẩm để ổn định pH trong ao nuôi.

Đo pHĐo độ pH. Ảnh: Tép Bạc

Độ mặn

Độ mặn giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu giữa nguyên sinh chất của tôm và nước. 

Để giảm độ mặn cho ao trước hết phải xử lý tảo và cấy vi sinh để giảm được lượng tảo, thay nước thường xuyên hàng ngày 3 lần/ngày, dùng quạt gió, tăng oxy để tôm có thể phát triển. 

Độ kiềm

Độ kiềm ảnh hưởng tới quá trình làm cứng vỏ khi tôm lột xác, trong quá trình nuôi, định kỳ 7 ngày/lần dùng vôi Dolomite hoặc vôi CaCO3 7 – 10 kg/1.000 m3 để ổn định độ kiềm trong ao nuôi.

Độ trong

Độ trong, độ đục cũng là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng cần kiểm soát trong ao nuôi thủy sản. Nếu độ đục nước cao (độ trong thấp), cần tiến hành thay nước. 

Lựa chọn thời điểm thay nước thích hợp, nên cấp nước vào lúc nước sông đang lớn, tránh thời điểm lũ đang về.

Nước ao tômĐộ trong, độ đục cũng là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng cần kiểm soát trong ao nuôi thủy sản. Ảnh: Tép Bạc

Lưu ý: do biến đổi trong ngày thấp vào buổi sáng, cao nhất vào buổi chiều và thay đổi theo thời tiết nên tiến hành đo 2 lần/ ngày để có thể kiểm soát tốt các chỉ số. Khi các chỉ số vượt ngưỡng cho phép, nên xác định nguyên nhân và kịp thời xử lý hiệu quả.

Hệ lụy khi người nuôi thiếu kiểm soát

Kiểm soát ở đây được nói đến đó chính là sự quan tâm của người nuôi đối với ao tôm qua từng giai đoạn và qua từng khâu nuôi. Đặc biệt là khâu quản lý thức ăn và quản lý các yếu tố môi trường. 

Ngoài ra, việc lựa chọn con giống tốt cũng chính là mấu chốt của cả vụ nuôi. Nếu người nuôi hời hợt trong việc kiểm soát sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường, gây ra tổn thất nặng nề cho vụ nuôi.

Vì vậy, mong những điều hữu ích mà Tép Bạc đã đề cập trên đây có thể giúp bà con có một vụ nuôi bội thu và thành công hơn.

Đăng ngày 03/11/2023
Mây @may
Nuôi trồng

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 10:01 25/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 09:42 25/10/2024

Các lý do thuyết phục cho việc lựa chọn cá đối mục vào nuôi ghép cùng tôm

Một trong những mô hình nuôi ghép đang được quan tâm hiện nay là nuôi ghép cá đối mục (Mugil cephalus) với tôm. Sự kết hợp này không chỉ tăng cường hiệu quả kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái bền vững. 

Cá đối mục
• 10:21 24/10/2024

Nguyên nhân khiến ngành tôm của Bangladesh đang lao dốc

Ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Bangladesh, đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Anh và Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của nước này đã giảm sút đáng kể. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự suy thoái này? Hãy cùng Tép Bạc phân tích các yếu tố chính khiến ngành tôm Bangladesh đang lao dốc.

Tôm thẻ
• 10:09 23/10/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 22:19 27/10/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 22:19 27/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 22:19 27/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 22:19 27/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 22:19 27/10/2024
Some text some message..