Phòng xâm nhập mặn, triều cường dịp tết

Mới đây, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long có văn bản chỉ đạo việc thực hiện các biện pháp chủ động phòng chống, ứng phó với xâm nhập mặn xuất hiện cùng với đợt triều cường trong dịp Tết Nguyên đán 2019.

Phòng xâm nhập mặn, triều cường dịp tết
Người dân cần chủ động phòng xâm nhập mặn, triều cường dịp tết

Trong đó đặc biệt chú ý công tác phòng chống sạt lở, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân.

Trà Ôn, Vũng Liêm nỗ lực phòng hạn, mặn

Ông Nguyễn Văn Tám- Trưởng Phòng Nông nghiệp- PTNT Trà Ôn- cho biết: Vào mùng 6 tết năm ngoái, hạn mặn bắt đầu xâm nhập vào các vùng cửa sông trên địa bàn huyện.

Theo đó, độ mặn đo được tại vàm Tân Dinh (xã Tích Thiện) dao động ở mức 1‰, có lúc tăng lên 1,7‰ và sau đó giảm xuống còn 0,12‰ trong tháng 4. Công tác phòng chống hạn, mặn cơ bản đạt yêu cầu đề ra.

Trong năm 2019, huyện sẽ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là phát triển các loại màu có khả năng chịu mặn trên nền đất lúa ở các xã thuộc khu vực có nguy cơ mặn xâm nhập cao tại các xã: Tích Thiện, Thiện Mỹ, Vĩnh Xuân, Lục Sĩ Thành, Thuận Thới và phát triển nuôi thủy sản trên nền đất lúa các xã khu vực Bắc Trà Ngoa: Thới Hòa, Hòa Bình, Nhơn Bình, Xuân Hiệp theo các mô hình 2 lúa- 1 màu, 1 lúa- 2 màu hoặc 2 lúa- 1 vụ nuôi thủy sản.

Các khu vực mặn xâm nhập cao và không đảm bảo nước tưới thì khuyến cáo giãn vụ, bỏ vụ đảm bảo thiệt hại ở mức thấp nhất.

Bên cạnh đó, vận động người dân cải tạo vườn tạp, trồng mới thay thế các cây già cỗi, nhiễm bệnh bằng các loại cây trồng có giá trị kinh tế và khả năng chịu mặn khá như: xoài, sapo, mãng cầu, dừa,... đồng thời kết hợp trữ nước ngọt trong các ao hồ để chủ động nguồn nước tưới trong thời gian hạn hay xâm nhập mặn kéo dài.

Theo dõi, quản lý ao nuôi chặt chẽ, tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học nhằm cải thiện môi trường nước, góp phần hạn chế thay nước thường xuyên, hạn chế lấy nước vào ao tại các thời điểm độ mặn vượt 5‰.

Chú trọng các loài thủy sản chịu được độ mặn cao như: cá tra, cá bông lau, cá rô phi, sặt rằn, tôm càng xanh,...

Bên cạnh, phòng sẽ phối hợp thực hiện các dự án, công trình thủy lợi trên địa bàn huyện như nạo vét một số kinh chính, kinh tạo nguồn, đắp đập, đê bao, sửa chữa các cống, đập điều tiết nước, trữ nước ngọt.

Ưu tiên đầu tư nạo vét kinh mương, đặc biệt là hệ thống thủy lợi nội đồng, đắp đập thời vụ ngăn mặn và trữ ngọt chống hạn, đảm bảo cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất.

Tại các khu vực bị ảnh hưởng mặn, tập trung công tác quản lý vận hành công trình kết hợp nạo vét công trình thủy lợi để tiếp nước ngọt và bơm tát chống hạn do thiếu nguồn nước.

Thực hiện khẩn cấp nạo vét kinh thủy lợi nội đồng để đảm bảo cấp nước tưới phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2018- 2019, vụ Hè Thu năm 2019 kết hợp cấp nước sinh hoạt trong điều kiện khô hạn, xâm nhập mặn gay gắt.

Huy động số máy bơm để bơm tưới khoảng 4.017ha; trong đó Tích Thiện 300ha, Thiện Mỹ 300ha và diện tích bơm phân tán trong dân 3.417ha.

Trong khi đó, tại Vũng Liêm, ông Dương Ái Đạo- Phó Phòng Nông nghiệp- PTNT- cũng cho biết: Dự báo mặn năm nay sẽ đến sớm nên hệ thống, công cụ đo mặn đã bắt đầu hoạt động từ tháng 12/2018, đo liên tục độ mặn trong nội đồng, đồng thời bố trí sản xuất vụ Đông Xuân sớm để né mặn.

Bên cạnh đó, phòng sẽ tăng cường tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng về hạn, xâm nhập mặn để nhân dân biết, chủ động đối phó.

Phòng Nông nghiệp- PTNT khuyến cáo người dân thực hiện đúng lịch thời vụ sản xuất lúa, đảm bảo xuống giống sớm để tránh hạn, mặn.

Người dân cần chủ động kiểm tra cống bộng, nắp quạt đảm bảo ngăn mặn, nhất là thời điểm triều cường không nên lấy nước tưới phục vụ sản xuất; ưu tiên bơm tát vào ruộng, mương vườn để trữ nước ngọt và tưới vào những ngày triều thấp cũng như tận dụng các dụng cụ để trữ nước sinh hoạt.

Chủ động phòng, chống, ứng phó

Theo nhận định của Đài Khí tượng- Thủy văn tỉnh từ ngày 24/1- 10/2/2019, mực nước cao nhất tại trạm Mỹ Thuận có khả năng đạt mức 1,6- 1,7m (ở mức báo động 2), đỉnh triều xuất hiện vào ngày 6- 7/2 (nhằm mùng 2, 3 Tết Nguyên đán).

Đồng thời, theo dự báo của Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, mùa khô năm nay có khả năng xảy ra xâm nhập mặn sớm, sâu với những biến động phức tạp và gay gắt.

Vào tháng 1 và 2, độ mặn từ 4- 5‰ có thể sẽ xuất hiện tại trạm đo Thanh Bình (Vũng Liêm) cách cửa sông Cổ Chiên 50km; độ mặn từ 1- 3‰ có thể sẽ xuất hiện tại trạm đo xã An Phú Tân, Cầu Kè, Trà Vinh (gần với xã Tích Thiện- Trà Ôn) cách cửa sông Hậu 60km.

Để chủ động phòng, chống, ứng phó với diễn biến của đợt triều cường Tết Nguyên đán và xâm nhập mặn mùa khô năm 2019, yêu cầu các đơn vị có liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước, xâm nhập mặn trên các sông, kinh, rạch trong tỉnh, thông tin kịp thời đến xã- phường- thị trấn và người dân, nhất là vùng thấp, vùng trũng ven sông và chủ đầu tư các công trình ven sông, kinh, rạch để chủ động các biện pháp phòng tránh.

Trước khi nghỉ tết, tổ chức kiểm tra các vị trí xung yếu trên địa bàn, các vị trí có nguy cơ và đã sạt lở. Chủ động huy động vật tư, phương tiện để kịp thời xử lý sự cố ngay từ giờ đầu theo phương châm “4 tại chỗ”; không để xảy ra tình trạng bể, tràn bờ bao gây ngập úng ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân trong dịp Tết Nguyên đán; thường xuyên kiểm tra, đo độ mặn, tranh thủ thời gian độ mặn cho phép, vận hành các công trình thủy lợi để lấy nước và trữ nước tối đa vào hệ thống kinh, rạch, mương, vũng, ao, hồ phục vụ sản xuất, dân sinh trong thời gian mặn xâm nhập.

Chủ động máy bơm để bơm tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, diện tích lúa, rau màu vụ Đông Xuân 2018- 2019 và vụ Hè Thu 2019, hướng dẫn neo đậu các lồng, bè nuôi trồng thủy sản đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn.

Báo Long An
Đăng ngày 01/02/2019
Thảo Ly - Lê Sơn
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 23:36 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 23:36 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 23:36 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 23:36 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 23:36 26/11/2024
Some text some message..