Phú Diên được mùa khuyết

Khoảng một tuần nay, ngư dân Phú Diên (Phú Vang) tấp nập bước vào vụ khai thác con khuyết (ruốc) với sản lượng dự kiến gần cả trăm tấn.

Phú Diên được mùa khuyết
Khuyết được phơi, sơ chế tại Phú Diên

“Cứu cánh” cho ngư dân

Vừa đưa thuyền 24CV trở vào bờ, ngư dân Đinh Văn Tới (thôn Mỹ Khánh) mừng rỡ: “Khuyết năm nay được mùa, đến sớm hơn mọi năm. Đã 3 năm rồi, có lẽ đây là mùa khuyết “trúng” nhất, bình quân mỗi thuyền ra khơi chừng một buổi kiếm được 2-3 tạ, trừ chi phí cũng được 2-3 triệu đồng”. Nói đoạn ông Tới tất tả đưa ruốc lên bờ để bán cho thương lái.

Cứ đến tháng 7-9 (DL) là Phú Diên bắt đầu mùa khuyết. Loài thủy sản theo con nước đẩy dần vào bờ. Nhiều năm trước, con khuyết thưa vắng dần và ngư dân chỉ khai thác được vài tạ vào cuối vụ. Năm nay khuyết nhiều hơn do biển “chiều” lòng người!

Phú Diên có 3 thôn chuyên làm nghề khai thác con khuyết khi đến vụ là Phương Diên, Mỹ Khánh, Diên Lộc với khoảng trên 50 hộ dân tham gia. Ngư dân khai thác khuyết có hai cách: gần bờ và xa bờ. Gần bờ thì có hai người kéo một lưới mức dàng, cứ vài chuyến mang đổ khuyết lên bờ; xa bờ thì dùng thuyền máy kéo giã cách bờ chừng gần 1 hải lý. Theo ngư dân, khuyết năm nay không chỉ được mùa mà con “đẹp”, dù đánh bắt gần bờ nhưng rất ít mẻ “dính” cát nên dễ chế biến. Trong một tuần qua, cá biệt có một số hộ dân ở Phú Diên kiếm được 14-15 triệu đồng/ngày.

Ông Hồ Đông (thôn Diên Lộc), một ngư dân cho biết, hàng năm, khuyết được mùa hay mất mùa ngư dân đều ước đoán được, vì thế mà chủ động mua sắm ngư lưới cụ trước mùa vụ. Theo kinh nghiệm của nhiều lão ngư, năm nào gặp trời nắng hạn, khô hanh, mùa khuyết thường đến muộn hơn vào cuối vụ (khoảng tháng 10-11), ngư dân thường khai thác rất ít, khuyết hay bị “vương” trong cát nên bán giá thấp vì chế biến ruốc sệt và sấy khô đều mất công, sản phẩm không đạt. Năm nay biển động, sóng to gió lớn vào trời hạ, con khuyết theo con nước đưa vào rất nhiều, ngư dân mặc sức đánh bắt!

Đưa ruốc lên “miền ngược”

“Những năm qua, nhờ chính sách khuyến khách, vận động ngư dân tu sửa, cải hoán tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ, chuyển đổi nghề, phương thức đánh bắt mới nên khai thác thủy hải sản trên địa bàn đã khởi sắc. Tổng sản lượng khai thác thủy hải sản trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt 2.000 tấn, đạt 51,2% so với kế hoạch, tăng 212 tấn với 6 tháng đầu năm 2017; trong đó, khai thác biển đạt 1.837 tấn, khai thác sông đầm 98 tấn.

Ông Hoàng Trọng Đoài, Chủ tịch UBND xã Phú Diên cho biết, đã nhiều năm nay, khuyết liên tục mất mùa, thương lái tới vụ tìm mua đều không có bán, duy chỉ năm nay khuyết có nhiều trở lại. Sản lượng bình quân hàng năm khoảng 70 tấn, dự kiến năm nay cả 100 tấn. Hiện tại, ngư dân đánh bắt khuyết chế biến làm ruốc sệt, khuyết phơi khô tại hộ gia đình hoặc nhập cho HTX Phú Diên với giá khoảng 15 nghìn đồng/kg để đưa lên miền núi tiêu thụ. Các cơ sở chế biến lớn tại địa phương như cơ sở bà Trương Thị Vẫn (thôn Mỹ Khánh) cũng đang xây dựng thương hiệu, chế biến mắm ruốc, khuyết sấy khô đảm bảo chất lượng để đưa ra thị trường. Tuy nhiên nhìn chung, khai thác và tiêu thụ con khuyết gần và xa bờ hiện nay mới chỉ mang tính “địa phương”, chưa đưa ra thị trường nhiều được.

Ông Nguyễn Văn Phương, Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Phú Diên thông tin, ruốc năm nay đầu vụ đã khá đẹp. Hiện tại, HTX đang nhập “hàng” của bà con trên địa bàn để chế biến và xuất ruốc tươi. Bình quân mỗi vụ HTX mua của bà con ngư dân với sản lượng 20-25 tấn. Số còn lại do các tiểu thương mua, chế biến thành mắm hoặc phơi vô đưa đi các chợ trong tỉnh. Riêng HTX Phú Diên, thị trường tiêu thụ ruốc lớn nhất là Nam Đông và A Lưới.

Ông Phương cho biết, hiện tại, các khâu chế biến, phơi sấy đã được đầu tư máy móc và nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, con khuyết “sạch” 100%, HTX khuyến cáo người dân cũng như cam kết không sử dụng các hóa chất, chất bảo quản trong quá trình chế biến.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 09/08/2018
Nguyễn Khánh
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 20:53 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 20:53 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 20:53 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 20:53 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 20:53 25/04/2024