Phụ thuộc thị trường Trung Quốc, cá sấu Việt khó “bơi xa”

Chưa bao giờ giá cá sấu biến động mạnh như giai đoạn vừa qua. Nguyên nhân được các chuyên gia phân tích là do chúng ta đang quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Việc chăn nuôi cá sấu ở quy mô hộ gia đình khó tìm đầu ra nên dễ bị thương lái ép giá.  Ảnh: I.T

Giá trồi sụt như ... tàu lượn

Khi nghề chăn nuôi cá sấu mới phát triển tại Việt Nam, người ta tính giá cá sấu bằng đơn vị từng chỉ vàng. Đến năm 1992, giá cá sấu con giảm dần đến gần giá trị thật, 30 USD/con, do Thái Lan khủng hoảng con giống. Sau khủng hoảng kinh tế châu Á, giá cá rớt nhanh, nhiều trại nuôi đóng cửa.

Từ năm 1997, nhiều thành phần kinh tế cùng nhảy vào, cá sấu thịt lại tăng lên, khoảng 180.000 – 200.000 đồng/kg. Đến năm 2007, số lượng nuôi tăng lên 300.000 con, giá lại rớt còn 60.000 đồng/kg. Năm 2014, giá lại bị đẩy lên cao tới mức chưa từng thấy là 230.000 đồng/kg. Nhưng hiện giá 1kg cá sấu chỉ nhỉnh hơn 1kg thịt heo, 60.000 – 70.000 đồng/kg.

Nhìn nhận mức độ trồi sụt này, ông Tôn Thất Hưng - Giám đốc Công ty TNHH Cá sấu Hoa Cà (TP.HCM) đánh giá không khác nào trò chơi tàu lượn. “Việc lên xuống thất thường thực chất không theo quy luật cung cầu của nền kinh tế thị trường” - ông Hưng cho biết.

Ông Hưng chia lịch sử phát triển ngành nuôi cá sấu ở Việt Nam thành 3 thời kỳ. Giai đoạn đầu tiên từ 1987-1997 gọi là thị trường “sơ khai lãi khủng”. Giai đoạn này, phần lớn là xuất khẩu con giống, giá cá sấu trồi sụt do thị trường hẹp, cầu cao cung thấp thì giá tăng và ngược lại. Đến giai đoạn 1998-2007, thị trường dạng mạnh được, yếu thua. Lúc này, thương lái Trung Quốc chưa rành thị trường Việt Nam nên giao cho các đầu mối người Việt thu mua. Tình trạng cạnh tranh ép giá lẫn nhau giữa các đầu mối và giữa đầu mối với nông dân trong mỗi chuyển hàng là phổ biến.

Từ 2007 đến nay 2016, các doanh nghiệp, nông dân và các đầu mối thu mua đã mất thế chủ động hoàn toàn.

Cần thành lập Hiệp hội cá sấu

Đồng quan điểm, ông Đỗ Văn Chiến - Phó Giám đốc Công ty CP Lâm nghiệp Sài Gòn cho rằng thị trường tiêu thụ hiện nay còn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Thương lái Trung Quốc lợi dụng khó khăn của các hộ nuôi lẻ, số lượng ít không tìm được đầu ra để ép giá, gây bất an cho người nuôi, làm ảnh hưởng sản lượng cá những năm tiếp theo.

Ông Chiến cho rằng phải ngăn chặn không để thương lái thu mua trực tiếp trong dân và làm giá, gây ảnh hưởng đến an ninh kinh tế. Đồng thời, tái đề xuất việc thành lập Hiệp hội cá sấu để tăng cường liên kết, để người nuôi không còn lạc lõng tự bơi giữa dòng như hiện nay.

Trước đó, đề xuất này cũng từng được nêu ra nhưng vì không đủ số lượng thành viên (100 đơn vị) nên ý tưởng tạm gác. Hiện không ít doanh nghiệp đề nghị nên đổi tên thành Hiệp hội bò sát hoặc chỉ lập riêng hiệp hội tại TP.HCM.

Ông Hưng thì lại đề nghị thành lập mô hình một doanh nghiệp chăn nuôi cá sấu trung tâm, hoạt động theo mô hình hợp tác xã. Trong đó doanh nghiệp trung tâm (tập hợp từ hộ nuôi hoặc doanh nghiệp) hoạt động theo điều lệ, đảm bảo việc bao tiêu và bán sản phẩm của thành viên với giá công khai và hợp lý.

“Tránh lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc là điều tốt nhưng chất lượng hàng xuất khẩu chưa cao do quy trình chăn nuôi ở ta chưa đảm bảo” - ông Ngô Ngọc Ánh - Giám đốc Công ty Xuất khẩu Ngô Võ phản biện. Theo ông Ánh, Việt Nam còn nuôi theo cách thức hộ gia đình, chuồng trại nuôi hiện tại chưa đảm bảo vệ sinh an toàn, chất lượng da thuộc chưa đảm bảo.

Ông Ánh kể, công ty ông mỗi năm chỉ xuất khẩu 40 – 50 con sang thị trường Nga. Số lượng tuy ít nhưng khi chất lượng đảm bảo từ lô đầu tiên tới cuối cùng, cái lợi nông dân thu về lớn hơn nhiều.

Theo ông Trần Tấn Quý - Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM, tình hình chăn nuôi, sản xuất và kinh doanh cá sấu tại TP.HCM không bị ảnh hưởng nặng như các địa phương khác. Đây vẫn là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nhất là ở những vùng đất nhiễm phèn, trồng lúa không đạt giá trị cao. 

Tại TP.HCM, hoạt động gây nuôi cá sấu chủ yếu trên địa bàn 10 quận, huyện với 42 cơ sở. Tổng  đàn luôn ổn định và duy trì ở mức 140.000 – 160.000 con/năm.  Đến cuối tháng 10.2016, đạt số lượng 143.605 con. Tổng giá trị sản phẩm hàng hóa năm 2016 ước đạt 70 tỷ đồng. 

Báo Dân Việt
Đăng ngày 01/12/2016
Nguyên Vỹ
Kinh tế

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 20:32 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 20:32 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 20:32 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 20:32 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 20:32 07/11/2024
Some text some message..