Phú Yên: Đầm Ô Loan "vắng bóng" hải sản

Mấy năm trước, tháng Giêng ngư dân ven đầm Ô Loan (huyện Tuy An, Phú Yên) trúng đậm cua, tôm tít, cá hồng cùng nhiều hải sản khác. Thế nhưng năm nay đã khác.

Đầm Ô Loan
Hồ nuôi tôm thẻ chân trắng ở đầm Ô Loan.

Thủy sản trong đầm cạn kiệt

Ông Phan Văn Tấn, ngư dân ở ven đầm thuộc xã An Hiệp (huyện Tuy An) cho hay: Mấy năm trước, sau tết, cua xuất hiện trong đầm, tôi thả lưới bắt cua giống con to bằng khu chén đem thả vô hồ nuôi, sau đó cua lớn bán. Nhưng năm nay, thả lưới ngâm cả ngày đêm, sáng ra thăm không có con cua nào. Không chỉ cua, mà thời điểm này, trước đây tôm đất, vẹm, hàu bắt đầu rạy thì nay không thấy bóng dáng.

Đầm Ô Loan rộng 1.570ha với nhiều loại thủy sản sinh sống, là nguồn sống bao đời nay của hàng ngàn gia đình thuộc 5 xã: An Hòa, An Hải, An Hiệp, An Ninh Đông, An Cư ven đầm. Thế nhưng, gần đây ngư dân các xã ven đầm ngày càng lâm vào khốn khó. Nhiều gia đình lâu nay sống bằng nghề thả lưới bắt cua, lặn bắt hàu, đóng chấn, bây giờ rảnh tay vì các loại thủy sản trong đầm đã cạn kiệt.

Ông Bùi Long, ở xã An Cư, phân trần: Trước, ban đêm đi đóng chấn bắt lịch huyết, cua gạch, mỗi đêm kiếm tiền triệu, đêm nào “đói” cũng kiếm ngày công lao động cỡ 200.000 đồng, nay bỏ nghề luôn. Thường tháng Giêng là thời điểm sau đợt mưa lụt, tôm cá trong đầm hồi sinh nhưng năm nay tôm cá biệt tăm luôn.

Bà Trần Thụ Thu, một người chuyên mua hải sản trong đầm Ô Loan chia sẻ: Thường sau tết, sáng sớm tôi chạy xe máy ven đầm mua gom các loại hải sản, vẹm, cua, cá, tôm cũng được vài chục ký, nhưng năm nay đi vòng ven đầm về vài ký, có bữa về không.

Trước tết, đầm Ô Loan xuất hiện con cháy (hình dạng giống như con vẹm xanh, sống bám thành chùm như miếng cơm cháy), nhưng hiện tay con cháy “thả tay” chết chìm dưới đầm. Ông Trần Quang, ở xã An Ninh Đông, nhà ở cạnh mé đầm làm nghề bắt con cháy cho hay: Sau đợt lụt năm rồi con cháy xuất hiện trong đầm, con cháy bám dày bờ đá, dùng rựa dạt xuống hốt bỏ bao. Có người dùng chấn đăng thả cho con cháy bám vào rồi vớt lên dùng rựa dao cùn nạo bán cho người nuôi tôm hùm giá 800 đồng/kg.

Con cháy xuất hiện nhiều, dễ bắt nên có gia đình mỗi ngày kiếm tiền triệu. Thế nhưng sau tết con cháy hết dần. “Thời gian qua, bên xã An Ninh Đông trúng luồng nước nên con cháy xuất hiện nhiều, gần đây nước ô nhiễm nên con cháy không bám nữa “thả tay” chết chìm”, ông Quang nói.

Tôm nuôi chết

Hiện nay đầm Ô Loan bước vào vụ thả nuôi tôm thẻ chân trắng, thế nhưng nhiều người vừa thả nuôi thì tôm chết, lượng tôm giống hao hụt nhiều. Ông Trình Văn Tấn ở xã An Hải (huyện Tuy An), một người nuôi tôm thả chân trắng ở đầm Ô Loan, cho hay: Vụ này, tôi mua 1 vạn con giống, ban đầu thả ương bằng cách quây tròn lưới lỗ nhỏ giữa hồ, rồi bung giống trong lưới lỗ nhỏ ra hồ lớn. Sau một tuần thả con giống ra, khi mấy ngày nay tôi thăm chừng không thấy tôm đu trên mùng dừng ven theo bờ đá.

Nhiều người nuôi tôm thẻ chân trắng ở khu vực đầm Ô Loan thuộc xã An Ninh Đông, An Cư cũng đang thấp thỏm lo âu vì đã xuất hiện tôm chết. Cách đây hơn một tuần, bà Trần Thị Ánh, ở xã An Cư, cải tạo hồ nuôi trước nhà bằng cách moi bùn, chèn đá, giăng mùng xung quanh chuẩn bị thả tôm thẻ chân trắng nuôi, trước tình trạng tôm chết. Bà Ánh lo lắng: Hồ tôi vớt sạch rau câu, rong giẻ, định thả giống thì nghe hồ xung quanh thả trước giờ không còn con nào nên nán lại.


Bà Trần Thị Ánh, cải tạo hồ nuôi trước nhà bằng cách vớt sạch rau câu, rong giẻ, định thả giống thì nghe hồ xung quanh thả trước giờ không còn con nào nên nán lại. 

Theo Chi cục Thủy sản Phú Yên, hiện nay nước mặn trong đầm đã cạn, nhiệt độ môi trường cao, rong tảo phát triển mạnh, sự phân hủy các chất hữu cơ diễn ra nhanh, đào thải các độc tố ra môi trường, nước trở nên đậm đặc thiếu oxy cục bộ vào sáng sớm. Gần đây, ở các vùng bãi cạn trong đầm, rong nhớt, rong giẻ phát triển mạnh, đã có hiện tượng một số cá, tôm chết.

Theo bà Lê Thị Hằng Nga, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Phú Yên, thời gian qua, trên địa bàn huyện Tuy An, trong đó có đầm Ô Loan, nhiều đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ, được bà con nông dân nghiên cứu, tìm hiểu nuôi các đối tượng thủy sản nước mặn như nuôi tôm sú, thẻ chân trắng, cá mú, cá chẽm, cua biển…

Tuy nhiên ngành nuôi thủy sản của huyện Tuy An còn gặp những khó khăn nhất định. Đầu tiên do mật độ nuôi dày nên đã làm ô nhiễm môi trường nuôi gây nên tình trạng dịch bệnh kéo dài làm ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

Tiếp đến người dân lâu nay chỉ nuôi theo tập quán, chưa áp dụng các tiến bộ kỹ thuật giảm ô nhiễm môi trường để góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường sống trong ao, đầm, vùng. Cùng với các giải pháp giảm mật độ nuôi, đảm bảo môi trường, trong quá trình nuôi, nông dân tìm kiếm nguồn cung cấp giống có chất lượng để tránh xảy ra dịch bệnh.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 12/02/2020
MẠNH HOÀI NAM
Nuôi trồng

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 23:26 02/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 23:26 02/02/2025

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 23:26 02/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 23:26 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 23:26 02/02/2025
Some text some message..