Phú Yên: Hiệu quả của mô hình nuôi tôm theo công nghệ semi biofloc

Năm 2014, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư TP Tuy Hòa, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) phối hợp với công ty CP Công nghệ Sinh học Phú Mỹ An TP HCM thực hiện mô hình nuôi tôm theo công nghệ Semi Biofloc (làm sạch, ổn định môi trường bằng vi tảo và hệ thống biofloc).

semi biofloc
Ảnh minh họa: tepbac.com

Mô hình bước đầu đạt hiệu quả cao, ổn định. Bài viết xin giới thiệu quy trình thực hiện mô hình như sau:

1. Bón phân, khoáng, vi khuẩn có lợi để kích thích các loài tảo có lợi phát triển, ổn định (tảo khuê) trong giai đoạn đầu của tôm

- Cải tạo ao: phơi khô ao 5 – 7 ngày để tiêu diệt triệt để các virus, vi khuẩn, mầm bệnh của vụ trước còn tồn lưu, lấy nước qua túi lọc, 3 – 4 ngày sau diệt tạp bằng Saponin (10 - 20 kg/1.000 m3 tuỳ nhà sản xuất và độ mặn ao nuôi), 2 - 3 ngày sau diệt khuẩn bằng các sản phẩm có thành phần chính Iodine, liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì, 2 ngày sau bón vôi Dolomite (10 - 20 kg/1.000 m3 tuỳ điều kiện pH ao nuôi). 1 - 2 ngày sau kiểm tra các chỉ tiêu môi trường: pH từ 7,5 trở lên, độ kiềm trên 80. Sau đó bón phân sinh học BIO COMPOST (sản phẩm chế biến từ phân trùn quế) với liều lượng: 5 – 10 kg/1.000 m3 (tùy điều kiện dinh dưỡng của ao nuô ) để gây màu nước, ổn định tảo, bù đắp, bổ sung các vi sinh vật có lợi cho môi trường ao nuôi.

- Xuống giống: giống được vận chuyển bằng xe lạnh về đến ao nuôi, chuyển các bao tôm xuống, ngâm trong ao để cân bằng nhiệt độ (nước trong bao với nước trong ao nuôi). Đối với tôm chân trắng, thời gian ngâm ngắn hơn so với tôm sú (khoảng 5 - 10 phút ) rồi mở bao để tôm giống bơi ra từ từ, không để lâu vì khi hết lạnh tôm sẽ cắn nhau dẫn đến hao hụt. Thả tôm vào sáng sớm hay chiều mát, tránh nhiệt độ quá cao gây sốc tôm.

- Mật độ thả: Tùy điều kiện ao nuôi, thiết bị, trình độ kỹ thuật, hình thức nuôi, đối với các ao nuôi thâm canh kết hợp giải pháp thu tỉa, mật độ thả lên đến trên 300 con/m2.

2. Bổ sung vào ao nuôi lượng Carbohydrat phù hợp, tỷ lệ: C:N > 12,5:1, kích thích Biofloc phát triển, làm sạch môi trường, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh tôm.

Khi tôm được 1 tháng tuổi cho tôm ăn: Thức ăn + E.M Trùn, liều lượng: 20 - 30 ml E.M Trùn/kg thức ăn, trộn áo bằng chuối xay bổ sung thêm lượng Carbohydrat, liều lượng 50 g/kg thức ăn (chuối đã lột vỏ), ngày cho ăn 1 – 2 lần vào bữa ăn chính.

Khi đó, các phản ứng làm sạch môi trường, tối ưu hóa sức đề kháng cho tôm nuôi xảy ra như sau:

a. Phản ứng E.M Trùn có tác dụng làm sạch môi trường, giảm thiểu các chất độc hại NH3, H2S ... làm tăng sức đề kháng cho tôm nuôi, kìm hãm, ngăn chặn sự phát sinh, lây lan bệnh trong ao nuôi.

b. Phản ứng tạo Biofloc từ E.M Trùn: vừa làm thức ăn cho tôm vừa làm sạch môi trường, kìm hãm, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh tôm, giúp tôm khỏe mạnh, ăn nhanh hết thức ăn, chóng lớn.

3. Duy trì Biofloc phát triển, làm sạch môi trường, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh tôm.

Nếu các ao nuôi tôm chung quanh có biểu hiện bệnh dịch, bón E.M để bảo vệ môi trường ao nuôi, liều lượng 2 – 4 lít/1.000 m3, 7 ngày 1 lần, cho tôm ăn đều đặn “Thức ăn + E.M Trùn” duy trì Biofloc phát triển. Các chất độc hại NH3, H2S ... sẽ được xử lý triệt để dưới tác dụng kép của vi tảo và hệ thống biofloc làm môi trường trong sạch, các chỉ tiêu pH, ôxy hòa tan... luôn nằm trong ngưỡng phù hợp làm tôm khỏe mạnh, khó bị nhiễm bệnh, khó bộc phát bệnh ngay cả trường hợp có mầm bệnh trong mô cơ của tôm nuôi.

* Lưu ý: Để phòng trị bệnh tôm hiệu quả nên thực hiện triệt để các bước trên. Trong điều kiện hiện nay (môi trường ô nhiễm, chất lượng tôm giống…) nếu tôm có biểu hiện hoại tử gan tụy thì phải dùng kháng sinh. Dùng Erythromycin 5 – 10 g/kg thức ăn, trộn áo bằng chuối xay, liều lượng 50 g/kg thức ăn (chuối đã lột vỏ), cho tôm ăn liên tục trong 5 – 7 ngày vào 2 suất ăn chính, suất còn lại cho ăn “E.M Trùn + thức ăn”. 

Đồng thời phải diệt khuẩn nước ao nuôi bằng các sản phẩm có thành phần chính Iodine, liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

Khi tôm ăn trở lại bình thường, ổn định thì chuyển sang nuôi theo quy trình này để phòng bệnh tôm, tăng cường chạy nguồn, giữ môi trường trong sạch, tôm sẽ khỏe mạnh, việc phòng trị bệnh sẽ thành công.

* Kết quả:

Tuy tôm nuôi bị bệnh dịch, lây lan trên khắp các vùng nuôi, vụ nuôi, đối tượng nuôi (tôm sú, tôm chân trắng ) nhưng các hộ tham gia thực hiện vẫn đạt hiệu quả cao, ổn định. Cụ thể kết quả nuôi của hộ ông Lê Thanh Hải ở xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa với 2 ao nuôi có tổng diện tích: 9.660 m2, trong đó: 01 ao diện tích 5.960 m2, 1 ao diện tích 3.700 m2.

- Đối tượng nuôi: tôm chân trắng.

- Ngày xuống giống: 01/01/2014.

- Số lượng giống thả: ao 1: 460.000 con, ao 2: 200.000 con.

- Ngày thu hoạch: 31/3/2014.

- Sản lượng: ao 1: 5,63 tấn, ao 2: 2,38 tấn.

- Cỡ tôm thu hoạch: ao 1: 81 con/kg, ao 2: 70 con/kg.

- Giá bán: ao 1: 125.000 đồng/kg, ao 2: 135.000 đồng/kg.

- Doanh thu: 1.025.050.000 đồng.

- Tỷ lệ sống: ao 1: 99,14%, ao 2: 83,30%.

- Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR): ao 1: 0,93, ao 2: 0,93.

- Hiệu quả: lãi 661.000.000 đồng.

Ông Lê Thanh Hải cho biết: Thực hiện nuôi tôm theo công nghệ Semi Biofloc, trong suốt vụ nuôi khí độc NH3 không có, rất thấp, môi trường ao nuôi trong sạch, tôm không bị bệnh, khỏe mạnh, ăn nhanh hết thức ăn, chóng lớn, hệ số chuyển đổi thức ăn thấp, hiệu quả. Sau khi thu hoạch xong đáy ao nuôi bình thường, không bị mùi hôi thối như trước. Đây là quy trình nuôi tôm có hiệu quả về sử dụng thức ăn, thời gian nuôi, ổn định và bền vững.

Qua các năm thực hiện, chúng tôi nhận thấy, công nghệ Semi Biofloc phù hợp với điều kiện kỹ thuật, cơ sở hạ tầng các ao nuôi hiện nay có tác dụng làm sạch môi trường, ngăn chặn sự phát sinh bệnh, tôm khỏe mạnh, ăn nhanh hết thức ăn, chóng lớn. Nếu 100% bà con trong vùng đều thực hiện tốt quy trình, tuân thủ sự hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành, thực hiện tốt quy chế quản lý cộng đồng vùng nuôi tập trung sẽ làm môi trường toàn vùng nuôi trong sạch, chọn giống sạch bệnh, được kiểm dịch (tôm bố mẹ nên có nguồn gốc từ Hawai ), cơ sở sản xuất giống uy tín, trách nhiệm, khí hậu thời tiết thuận lợi thì thực hiện công nghệ này chắc chắn sẽ thành công.

Khuyến Nông VN, 11/04/2014
Đăng ngày 13/04/2014
Huỳnh Văn Vũ - Trạm KNKN Tuy Hòa, Phú Yên
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 10:32 13/06/2025

Bão giá thức ăn, con giống năm 2025: Lời giải cho bài toán lợi nhuận

Năm 2025 đang đến gần, đặt ra cho ngành tôm Việt Nam một bài toán kinh tế nan giải: làm thế nào để tồn tại và phát triển khi các chi phí đầu vào cốt lõi là thức ăn và con giống được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao? Trong bối cảnh này, quản lý chi phí không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yếu tố sống còn, quyết định sự thành bại của mỗi vụ nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:47 12/06/2025

Nuôi trồng kết hợp đa bậc dinh dưỡng (IMTA): Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối diện với các thách thức nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh thủy sản và áp lực cạnh tranh gia tăng, nhu cầu chuyển đổi sang các mô hình sản xuất bền vững ngày càng trở nên cấp thiết.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:59 12/06/2025

Cà Mau quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử lý nghiêm vi phạm

Ngày 9‑6‑2025, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phát đi chỉ đạo khẩn cấp và toàn diện về tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Động thái này được đưa ra dù thời gian qua, qua nỗ lực của chính quyền và cộng đồng, nguồn lợi thủy sản đã có sự phục hồi rõ rệt, mang lại thu nhập cao hơn cho ngư dân. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cá non, cá bố mẹ khi chưa đến thời gian sinh sản vẫn tiếp diễn, gây lo ngại về tác động lâu dài đến hệ sinh thái cũng như hiệu quả tái tạo nguồn lợi.

• 13:43 10/06/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 06:33 16/06/2025

Khuyến khích thay thế thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, xu hướng điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giảm thịt đỏ và tăng tiêu thụ cá đang ngày càng phổ biến. Không chỉ là sự thay đổi mang tính cá nhân, mà đây còn là một hướng đi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế toàn cầu khuyến khích nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực lên môi trường.

Ăn cá
• 06:33 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 06:33 16/06/2025

Báo cáo xu hướng môi trường và sức khỏe tôm

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:33 16/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 06:33 16/06/2025
Some text some message..