Phú Yên: Hợp tác phát triển chiến lược nuôi biển công nghiệp

Đại diện Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam vừa làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh về hợp tác một số nội dung liên quan đến phát triển chiến lược nuôi biển công nghiệp thời gian tới. UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phương liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai những nội dung liên quan đến phát triển nuôi trồng thủy sản mang tính công nghiệp.

Phú Yên: Hợp tác phát triển chiến lược nuôi biển công nghiệp
Ngoài tôm hùm, Phú Yên đang phát triển nhiều mô hình mới nuôi thủy sản mặt nước biển - Ảnh: ANH NGỌC

Đại diện Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam vừa làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh về hợp tác một số nội dung liên quan đến phát triển chiến lược nuôi biển công nghiệp thời gian tới. UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phương liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai những nội dung liên quan đến phát triển nuôi trồng thủy sản mang tính công nghiệp.

Đòi hỏi đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại

Theo Sở NN-PTNT, nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè trên biển ở Phú Yên được hình thành từ năm 1990 và đến nay phát triển khá mạnh với hơn 1.000ha mặt nước, nuôi những đối tượng chính như tôm hùm, cá biển.

Hiện toàn tỉnh có khoảng 99.000 lồng bè nuôi thủy sản trên các đầm, vịnh thuộc các địa phương ven biển. Riêng nghề nuôi tôm hùm mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng phát triển chưa bền vững vì người dân thả nuôi tự phát, không theo quy hoạch dẫn đến vùng nuôi bị ô nhiễm.

Theo quy hoạch của tỉnh, đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản mặt nước biển trên địa bàn tỉnh khoảng 1.650ha, tập trung chủ yếu ở TX Sông Cầu và huyện Tuy An; sản lượng tôm hùm nuôi khoảng 950 tấn và cá biển khoảng 1.000 tấn.

Hiện các địa phương ven biển ở Phú Yên đang quy hoạch chi tiết các vùng nuôi nhằm ổn định sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường và hướng đến các vùng nuôi thủy sản mang tính bền vững hơn…

Ông Nguyễn Thái Hải Anh, Phó Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, cho biết: TX Sông Cầu đang triển khai quy hoạch chi tiết các vùng nuôi thủy sản, phấn đấu trong năm nay sẽ giao mặt nước ở vịnh Xuân Đài cho người nuôi thủy sản và đến năm 2019 sẽ giao mặt nước cho các vùng nuôi còn lại.

TX Sông Cầu cũng tập trung quy hoạch các vùng nuôi ngoài biển nhằm giảm mật độ nuôi đang quá tải hiện nay tại các đầm, vịnh. Tỉnh cần liên kết với các nhà khoa học để nghiên cứu các loại vật liệu làm lồng, bè bền vững và công nghệ nuôi hiện đại để tạo điều kiện cho địa phương phát triển nuôi thủy sản ở vùng biển bãi ngang…

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, nhận định: Ở Phú Yên nuôi chủ yếu 5 loài tôm hùm gồm tôm bông, tôm xanh, tôm sỏi, tôm tre và tôm đỏ. Ngư dân Phú Yên có nhiều kinh nghiệm trong nuôi tôm hùm nhưng công nghệ nuôi vẫn còn lạc hậu, vật liệu làm lồng, bè nuôi còn thô sơ, chưa mang tính bền vững.

Đối với nghề nuôi cá biển, hiện nay chủ yếu nuôi các loại cá bóp, cá mú, cá chẽm, cá chim… hình thức nuôi chủ yếu bằng thủ công, nuôi ghép với các đối tượng nuôi khác, lồng bè nuôi không chắc chắn. Phú Yên là địa phương nằm trong khu vực có tần suất bão, áp thấp nhiệt đới khá cao nên việc phát triển nuôi biển xa bờ đang gặp khó khăn, đòi hỏi phải đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại thì mới đáp ứng được điều kiện tự nhiên.

Xây dựng các mô hình mẫu

Ông Lê Tuấn Sang, Giám đốc Công ty CP Thiết bị chuyên dụng và chuyển giao công nghệ, cho biết: Năm 2017, công ty đã triển khai dự án nuôi thí điểm tôm hùm trong các bể chứa trên cạn có áp dụng hệ thống lọc nước tuần hoàn theo tiêu chuẩn của Australia.

Kết quả mô hình này cho thấy, ngư dân có thể áp dụng nuôi tôm hùm trong các bể chứa trên cạn đại trà. Mô hình này giúp tăng năng suất và mật độ nuôi tôm, giảm thiểu rủi ro do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, dùng thức ăn dạng viên thay thế cho thức ăn tươi, giảm sự phụ thuộc vào nguồn thức ăn tươi sống như hiện nay. Công ty CP Thiết bị chuyên dụng và chuyển giao công nghệ đề xuất được hợp tác phát triển nuôi tôm hùm thương phẩm với mô hình nêu trên tại Phú Yên.

Về vấn đề này, theo ông Nguyễn Hưng Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Hưng, một thực trạng hiện nay đối với các vùng nuôi tôm hùm ở Phú Yên là đang bị ô nhiễm nặng, trong đó có nguyên nhân từ thức ăn cho tôm bằng các loại hải sản tươi sống.

Công ty đang phối hợp với các nhà khoa học triển khai nghiên cứu và đầu tư nhà máy chế biến thức ăn cho tôm hùm dạng viên. Nếu thành công sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển, phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững, tạo được nhiều công ăn việc làm cho ngư dân cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, cho biết: Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam muốn hợp tác với Phú Yên để phát triển chiến lược nuôi biển công nghiệp trong thời gian đến. Hiệp hội sẽ xây dựng các mô hình mẫu chuyển đổi nuôi biển từ phương thức thủ công lên công nghiệp và hiện đại cho các nhóm đối tượng nuôi chủ lực như cá biển, hàu, tu hài, rong biển.

Đồng thời xây dựng các chuỗi giá trị xuyên suốt cho các nhóm sản phẩm nuôi biển chủ lực của tỉnh và xây dựng kế hoạch tiến hành các hoạt động phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu cho các sản phẩm nuôi biển chủ lực ở Phú Yên. Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam sẽ phối hợp với Phú Yên đào tạo nguồn nhân lực quản trị, quản lý và lao động kỹ thuật nuôi biển.

UBND tỉnh yêu cầu Sở NN-PTNT và các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, tham mưu cho tỉnh để triển khai các nội dung mà Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đã đề xuất. Tỉnh sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp hợp tác phát triển chiến lược nuôi biển công nghiệp trong thời gian tới ở Phú Yên. UBND tỉnh đề nghị Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam hỗ trợ cho tỉnh trong việc đào tạo, chuyển giao công nghệ tiên tiến đối với nuôi trồng thủy sản ven biển.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 19/09/2018
Anh Ngọc
Nuôi trồng

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 05:45 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 05:45 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 05:45 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 05:45 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 05:45 15/11/2024
Some text some message..