Phú Yên kiên quyết xử lý hành vi tận diệt nguồn lợi thủy sản

Trước tình trạng khai thác thủy sản bằng các loại ngư cụ hủy diệt diễn ra tràn lan, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, UBND tỉnh vừa yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai việc ngăn chặn tình trạng sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ và nghề, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Đánh bắt thủy sản
Hai đối tượng dùng xuồng và xung điện đánh bắt thủy sản trên cánh đồng giáp ranh giữa TP Tuy Hòa và TX Đông Hòa. Ảnh: Trần Thanh

Đồng chí Trần Hữu Thế, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN-PTNT phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Luật Thủy sản năm 2017, các quy định về cấm sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện, dòng điện và ngư cụ cấm để khai thác thủy sản; Chi cục Thủy sản đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Cá, tôm dần cạn kiệt

Mùa mưa lũ cũng là thời điểm mà hoạt động đánh bắt thủy sản bằng xung điện ở những ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh diễn ra phổ biến nhất. Việc đánh bắt bằng xung điện không những tận diệt các loài thủy sản đến tận gốc, hủy hoại môi trường sống mà còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến chết người rất cao.

Không chỉ ban đêm, ngay cả ban ngày, trên các cánh đồng ở TX Đông Hòa và các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An…, có rất nhiều người đánh bắt cá, tôm... bằng xung điện. Trên cánh đồng Phước Lộc, đoạn giáp ranh giữa xã Hòa Thành (TX Đông Hòa) với phường Phú Lâm (TP Tuy Hòa), chúng tôi chứng kiến cảnh một người đàn ông tay cầm hai cây sào, mỗi cây dài chừng 1,5m, đấu nối dây điện với bình ắc quy đeo sau lưng, liên tục chích xuống đáy mương dẫn nước. Cứ mỗi lần chích hai cây sào có điện xuống mương thì ngay lập tức trong phạm vi gần 2m2, nhiều cá, tôm, lươn... chết lịm.

Bắt chuyện, người đàn ông này cho biết ông tên D, ở xã Hòa Tân Đông, TX Đông Hòa, hành nghề bắt thủy sản bằng xung điện đã hơn 10 năm nay. Dù đã nhiều lần bị lực lượng chức năng truy bắt, tịch thu dụng cụ hành nghề và phạt tiền, nhưng ông D vẫn không bỏ công việc này, dù biết vi phạm pháp luật và hiểm nguy đến tính mạng. Theo ông D, dùng xung điện đánh bắt thủy sản vừa nhanh lại đạt hiệu quả cao, chỉ cần có từ 1-2 triệu đồng là mua được ngay bộ dụng cụ để hành nghề. “Mấy năm trước, chỉ cần đi một vòng quanh cánh đồng giữa các phường Hòa Vinh, Hòa Hiệp Bắc và Hòa Hiệp Trung của TX Đông Hòa là có thể thu về hàng chục ký cá, tôm, lươn. Nhưng nay, nhiều người đánh bắt bằng xung điện, nên có khi cả ngày mà chỉ được vài ký, chủ yếu toàn cá vụn...”, ông D cho hay.

Còn ông L.V.T ở xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa có thâm niên làm nghề khai thác thủy sản nước ngọt bằng xung điện đã 20 năm cho biết, bây giờ nguồn lợi thủy sản trên các cánh đồng, sông, hồ ở Phú Yên đã cạn kiệt, do tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan làm ô nhiễm môi trường sống và sử dụng xung điện, lờ bóng Thái Lan. Để có nguồn thu nhập cho gia đình, hơn 1 năm nay ông T và nhiều bạn nghề khác phải tìm đến các cánh đồng và sông, suối ở huyện Vạn Ninh, TX Ninh Hòa của tỉnh Khánh Hòa để khai thác thủy sản nước ngọt. Tuy nhiên, số lượng thủy sản thu được sau mỗi ngày cũng chẳng được nhiều, trong khi phải lẩn trốn trước sự truy bắt gắt gao của lực lượng chức năng và chính quyền địa phương.

Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành

Những năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan, UBND tỉnh đã có văn bản nghiêm cấm việc sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản. Thế nhưng, việc ngăn chặn, xử lý tình trạng đánh bắt bằng xung điện vẫn chưa thực sự quyết liệt.

Một lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh thừa nhận tình trạng sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản đang diễn ra tại nhiều nơi trong tỉnh, khó ngăn chặn triệt để. Nguyên do là lực lượng thanh tra của sở mỏng, lại quản lý địa bàn rộng, phương tiện, trang bị hỗ trợ chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, sự phối hợp vào cuộc của các ngành chức năng và chính quyền các địa phương chưa thật sự chặt chẽ, không thường xuyên. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn nhiều hạn chế; nhận thức của nhiều người dân về bảo vệ nguồn lợi, môi trường sống của các loài thủy sản chưa cao.

Trước tình trạng này, UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN-PTNT chủ động phối hợp với các lực lượng BĐBP, công an, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên biển; quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động tàu cá khi xuất bến, nhập bến. Truy quét, bắt giữ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp sử dụng nghề lưới kéo khai thác ở vùng biển ven bờ, sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản.

Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chỉ đạo các lực lượng tăng cường phối hợp với lực lượng thanh tra thủy sản và chính quyền địa phương các cấp tiến hành kiểm tra, kiểm soát, truy quét định kỳ hoặc mở các đợt cao điểm kiểm tra để kịp thời ngăn chặn, kiên quyết xử lý nghiêm đối với hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, kíp nổ, dây cháy chậm, xung điện, dòng điện, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính tận diệt để khai thác thủy sản, nghề lưới kéo khai thác ở vùng biển ven bờ theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức cho cộng đồng tham gia đấu tranh, tố giác hành vi vi phạm pháp luật trong khai thác thủy sản, tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ. 

Đồng chí Trần Hữu Thế, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết UBND các huyện, thị xã, thành phố phải chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, lực lượng chức năng, đoàn thể ở địa phương và UBND các xã, phường, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nhận thức đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, đấu tranh, tố giác các hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng các loại chất nổ, chất độc, xung điện, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản. Tổ chức cho cộng đồng tham gia đấu tranh, tố giác hành vi vi phạm pháp luật trong khai thác thủy sản, tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 14/12/2020
Trần Thanh
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 20:08 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 20:08 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 20:08 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:08 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 20:08 02/12/2024
Some text some message..