Phú Yên: Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong

Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.

lặn biển
Do đeo chì nặng nên mỗi lần từ dưới nước lên tàu rất khó khăn. Ảnh: Hoài Nam

Những năm gần đây, người dân vùng biển ở Thị xã Sông Cầu (Phú Yên) có thêm nghề lặn biển ở vịnh Xuân Đài để bắt ốc, vớt rong, kiếm thêm nguồn thu nhập. Thế nhưng cũng có người bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước. 

Nhọc nhằn nghề "cạy tiền" bên ghềnh san hô

Sáng sớm, nhiều người dân ở các phường Xuân Yên, Xuân Phú và xã Xuân Phương (Thị xã Sông Cầu) lái thuyền ra vùng biển vịnh Xuân Đài lặn biển bắt ốc, sò. Tôi được anh Nguyễn Văn Trung, ở phường Xuân Yên cho theo lên thuyền ra bãi rạn trên vịnh Xuân Đài hành nghề lặn. Dọc theo bãi rạn trên vịnh Xuân Đài cát chạy dài, có ghềnh san hô là nơi cho các loại ốc biển, rong nho sinh sôi.

Trên ghềnh san hô, ốc bàn tay, ốc nón, hàu, sò… bám chỗ nhiều chỗ ít. Có khi bám vào bên hốc đá san hô nên việc cạo lấy cũng không phải dễ dàng. Khi ngậm ống hơi lặn xuống dùng búa, dao cùn cạy ốc bám vào bờ san hô, có khi bị vỏ ốc, bờ đá san hô cứa đứt tay. Vì vậy, những người đi cạy ốc cũng phải phải kiên trì, chịu khó.

“Mỗi ngày chịu lạnh, cần mẫn ngâm mình dưới nước, mỗi người cũng cạy được 1 - 2kg ốc là nhiều. Giá ốc bán cho thương lái được từ 150.000 – 200.000 đồng/kg. Thường người dân đi từng nhóm khoảng từ 3 đến 4 người, chủ yếu là nam giới”, anh Trung nói.

Nhóm anh Trung có 3 người cùng hẹn nhau đi lặn bắt ốc. Tất cả đều dầm mình trong biển trên những ngọn sóng. Một tay bám hờ vào vách đá san hô cạy ốc. “Nghề này, mọi người cũng luôn bị sóng đánh nghiêng ngả hoặc bị kéo tuột xuống biển. Cũng có không ít lần tôi bị sóng đánh úp, ngã xuống ghềnh san hô, cả người đều bị xây xát”, anh Lê Văn Thành, đi cùng nhóm anh Trung chia sẻ…

Vịnh Xuân Đài có diện tích mặt nước khoảng 13.000ha, trải dài từ xã Xuân Phương qua phường Xuân Yên, Xuân Phú, Xuân Thành… với hàng ngàn hộ dân quanh vùng sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên vịnh.

Nguy hiểm đeo chì đè người

Ngoài ốc, rong nho, con sò thường bám ở chân ghềnh san hô, cạnh bãi cát nơi tiếp xúc với sóng biển nên việc khai thác gần như chỉ dành riêng cho đàn ông có sức khỏe để chìm mình dưới nước, phải ra xa, lặn sâu rất cực nhọc mới lấy được. Vì vậy công việc vớt rong nho, cạy sò không dành cho phụ nữ như vớt rau câu.

Để vớt được rong nho, cạy được sò, mọi người phải bám vào những ghềnh đá trơn trượt và lặn người theo những con sóng. Tại những nơi sóng đánh nhiều, đá san hô càng trơn, càng chênh vênh thì loại rong này mọc càng nhiều. Nó thu hút người khai thác và cũng ẩn chứa nhiều mối nguy. Vì vậy, mọi người thường đi theo nhóm để hỗ trợ lẫn nhau.

“Có ngày tôi chịu khó lặn sâu, cạy sò vớt rong nho cũng kiếm được trên dưới 400.000 đồng. Tôi lặn ở vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản ở độ sâu bình thường, có người dạn gan ra xa hơn lặn ở khu vực sâu 30 - 40m, khi lặn đeo chì xung quanh bụng để đè người lặn sâu xuống nước cạy sò, bắt ốc. Lặn sâu quá gặp sự cố bị đứt hay bị tuột ống hơi, khi ngoi lên, bị liệt nửa người, điếc tai”, anh Thành kể.

Theo Phòng Kinh tế Thị xã Sông Cầu, nhiều người dân ven vịnh Xuân Đài sống bằng nghề lặn biển bắt ốc, vớt rong, rau câu đã góp phần mang lại thu nhập đáng kể và tạo công ăn việc làm cho người dân ở đây. Vì vậy ngoài việc mưu sinh, họ cũng tham gia công tác tổ quản lý cộng đồng góp phần bảo vệ môi trường.

Đối với nghề lặn biển khai thác hải sản ở vùng nước sâu thuộc danh mục những nghề bị cấm. Nhiều thợ lặn dù biết trước hiểm nguy nhưng thời gian qua có người vẫn duy trì đeo chì lặn sâu rất nguy hiểm cho tính mạng.

"Hằng năm, Phòng Kinh tế phối hợp với ngành chức năng kiểm tra, thu giữ bộ đồ lặn, trong đó có dây chì đeo quanh bụng thợ lặn. Đồng thời, tổ chức nhiều đợt tuyên truyền người dân không nên đeo chì lặn sâu nguy hiểm tính mạng. Việc lặn để thu hoạch, đánh bắt hải sản trong vùng nuôi trồng thì được phép, tuy nhiên người dân cần cẩn trọng, không nên hành nghề những ngày mưa to, biển động, tiềm ẩn nhiều rủi ro”, ông Hồ Nam Yên, Trưởng Phòng Kinh tế Thị xã Sông Cầu cho biết.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 28/04/2022
Mạnh Hoài Nam
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 01:31 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 01:31 03/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 01:31 03/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:31 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 01:31 03/12/2024
Some text some message..