Phú Yên: Nhân rộng các mô hình thủy sản tiên tiến

Thực trạng nuôi trồng thủy sản ở Phú Yên thời gian qua còn nhiều bất cập, vùng nuôi chưa được quy hoạch và quản lý bài bản, ô nhiễm môi trường thường xuyên xảy ra, dịch bệnh trên thủy sản nuôi khó kiểm soát… Để phát triển bền vững, tỉnh đang xây dựng một số giải pháp, trong đó có một số mô hình, dự án đang triển khai.

Phú Yên: Nhân rộng các mô hình thủy sản tiên tiến
Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc tổ chức thu hoạch tôm nuôi theo mô hình Green House. Ảnh: ANH NGỌC

Nuôi biển còn nhiều hạn chế

Theo Sở NN-PTNT, nuôi thủy sản mặt nước biển ở Phú Yên hình thành từ những năm 90 thế kỷ trước, đến nay phát triển khá mạnh với hơn 1.000ha mặt nước. Các đối tượng nuôi biển chủ yếu hiện nay là tôm hùm và cá biển; trong đó tôm hùm có 5 loài nuôi chủ yếu gồm tôm hùm bông, tôm hùm xanh, tôm hùm sỏi, tôm hùm tre, tôm hùm đỏ, còn cá biển chủ yếu cá bớp, cá mú, cá giò…

Nghề nuôi tôm hùm hiện nay ở tỉnh ta mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, được nuôi chủ yếu ở TX Sông Cầu, các vùng biển hở ven bờ ở huyện Tuy An và vịnh Vũng Rô (huyện Đông Hòa - quy hoạch tạm thời). Đối với cá biển, từ năm 2004 đã có nhiều doanh nghiệp tham gia nuôi quy mô lớn, công nghệ nuôi tiên tiến bằng lồng Na Uy, nhưng đến nay chỉ còn một doanh nghiệp nuôi với khoảng 180 lồng.

Tỉnh Phú Yên mời gọi và khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp nuôi thủy sản trong và ngoài nước có đầu tư quy trình, kỹ thuật và áp dụng nuôi tiên tiến đầu tư, hợp tác để phát triển nuôi trồng thủy sản ở Phú Yên

Theo ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, thời gian qua, nuôi thủy sản biển ở Phú Yên chưa bền vững, bởi lồng bè nuôi còn thô sơ, dễ bị hư hỏng, thiệt hại khi có thiên tai, gió bão xảy ra. Hiện con giống tôm hùm khai thác từ tự nhiên tại địa phương rất khan hiếm, chủ yếu nhập từ các nước Philippines, Malaysia, Indonesia với giá rất rẻ nên thời gian gần đây, số lượng lồng nuôi phát triển ồ ạt, phá vỡ quy hoạch. Trong khi đó, thức ăn chủ yếu cho tôm hùm là cá tạp và các loại giáp xác, nhuyễn thể… nên xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), đa số địa phương ven biển ở nước ta chưa khai thác hết tiềm năng nuôi thủy sản biển. Ông Nguyễn Bá Sơn, Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), cho biết: Khó khăn nhất hiện nay đối với nuôi biển là đa số địa phương còn mang tính tự phát, vùng nuôi thiếu quy hoạch, điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, trình độ kỹ thuật sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu, mật độ lồng nuôi ngày càng gia tăng dẫn tới phá vỡ quy hoạch tại các vùng nuôi.


 Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Văn Tùng (thứ 2 từ trái sang) cùng đoàn công tác kiểm tra mô hình nuôi tôm hùm trong bể trên bờ của Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc. Ảnh: ANH NGỌC

Trong khi đó, công nghệ sản xuất giống thủy sản nuôi biển ở nước ta còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi thương phẩm, đặc biệt là chưa sản xuất được giống tôm hùm. Đối với công nghệ lồng nuôi ở vùng biển hở hầu hết tại các địa phương ven biển chưa phù hợp, thức ăn công nghiệp sử dụng trong nuôi thủy sản còn hạn chế, chưa kiểm soát tốt môi trường vùng nuôi và dịch bệnh trên thủy sản nuôi. Mặt khác, nuôi biển cần đầu tư vốn lớn, thời gian dài, rủi ro cao… nên số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia nuôi biển còn hạn chế.

Đầu tư để phát triển bền vững

Ông Nguyễn Tri Phương cho biết: Phú Yên đang tập trung quy hoạch chi tiết các vùng nuôi thủy sản, tiến tới giao mặt nước và quản lý quy hoạch, từng bước khắc phục tình trạng nuôi tự phát tràn lan. Tỉnh đang có kế hoạch quy hoạch bổ sung đến năm 2030 khoảng 1.000ha nuôi trồng thủy sản ở vùng biển hở và kết nối với các dự án nuôi biển công nghiệp.

Theo Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc (Công ty Đắc Lộc), doanh nghiệp đang triển khai dự án Nuôi thương phẩm tôm hùm trong bể trên bờ quy mô hàng hóa được triển khai đầu tiên trong cả nước. Dự án này là đề tài KH-CN quy mô cấp Nhà nước thuộc Chương trình đổi mới công nghệ của quốc gia do Bộ KH-CN là cơ quan chủ quản, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III là đơn vị chuyển giao công nghệ và Công ty Đắc Lộc là đơn vị thực hiện.

Ông Lê Hữu Tình, Phó Giám đốc Công ty Đắc Lộc, cho biết: Đơn vị đang triển khai nuôi 18 bể với khoảng 2.000 con tôm hùm tại khu sản xuất giống thủy sản công nghệ cao của công ty ở xã Xuân Hải (TX Sông Cầu). Đến nay, tôm nuôi đã hơn 3 tháng và phát triển rất tốt, dự kiến thu hoạch nhanh hơn khoảng 3-4 tháng so với kiểu nuôi truyền thống.

Theo ông Lê Hữu Tình, Công ty Đắc Lộc được các bộ NN-PTNT, KH-CN và UBND tỉnh giao thực hiện một số dự án KH-CN. Dự án thứ nhất là Hoàn thiện công nghệ nuôi thương phẩm tôm hùm trong bể trên bờ quy mô hàng hóa tại vùng bãi ngang tỉnh Phú Yên. Dự án thứ hai là Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng trên cát bằng nước biển ven bờ ở miền Trung đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh.

Đây là dự án nuôi tôm trong nhà lưới, sử dụng nước biển ven bờ, ứng dụng công nghệ cho tôm ăn tự động, kiểm tra môi trường tự động, chẩn đoán bệnh Real time PCR, nuôi bằng công nghệ vi sinh. Dự án thứ ba là Hoàn thiện quy trình và xây dựng mô hình nuôi tôm hùm lồng Na Uy theo hướng bền vững tại các vùng ven biển tỉnh Phú Yên. Dự án này sử dụng lồng HDPE nuôi xa bờ, thuộc dự án thử nghiệm cấp tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Thế cho biết: Tỉnh đã và đang tập trung quy hoạch chi tiết các vùng nuôi, quy hoạch và mở rộng nuôi thủy sản ở vùng biển hở nhằm giảm áp lực cho hoạt động nuôi thủy sản tại các đầm, vịnh hiện nay. Tỉnh Phú Yên mời gọi và khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp nuôi thủy sản trong và ngoài nước có đầu tư quy trình, kỹ thuật và áp dụng nuôi tiên tiến đầu tư, hợp tác để phát triển nuôi trồng thủy sản ở Phú Yên, đặc biệt là nuôi ở vùng biển hở.

Phú Yên kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Chiến lược phát triển nuôi biển quốc gia và các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư và nghiên cứu ứng dụng trong nuôi biển công nghiệp, nhất là nuôi vùng biển hở xa bờ. Trung ương cần giúp giới thiệu các doanh nghiệp mạnh để đầu tư nuôi thủy sản tại Phú Yên, đồng thời hỗ trợ về đào tạo và chuyển giao KH-CN nuôi biển tiên tiến.

Mục tiêu của Bộ NN-PTNT đến năm 2020 là xây dựng và áp dụng thí điểm các chính sách khuyến khích doanh nghiệp nuôi thủy sản biển theo hướng công nghiệp. Khoảng 10-20 doanh nghiệp lớn sẽ tham gia nuôi thủy sản xa bờ tại các tỉnh trọng điểm như Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Phú Yên, Bình Định, Cà Mau và Bà Rịa - Vũng Tàu. Diện tích nuôi biển khoảng 550.000ha.

Ông Trần Công Khôi,

Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản)

Báo Phú Yên
Đăng ngày 28/08/2019
Anh Ngọc
Nông thôn

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 09:56 02/10/2024

Rùa biển vướng lưới ven bờ Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc

Sáng ngày 28.9, ông Nguyễn Thanh Tùng, SN 1986 ở thôn Vĩnh Lợi 2, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định thông tin.

Rùa biển
• 12:00 01/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 14:59 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 14:59 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 14:59 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 14:59 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 14:59 18/10/2024
Some text some message..