Phường Ninh Thủy: Cần di dời các cơ sở gây ô nhiễm

Gần 15 năm hoạt động và không ngừng mở rộng quy mô, các cơ sở nuôi tôm, ốc hương giống trong tổ dân phố (TDP) Mỹ Á (phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã thải nước biển (đã qua sử dụng) ra môi trường làm nhiễm mặn nguồn nước ngầm, gây bức xúc cho người dân địa phương.

nước nhiễm mặn
Cũng như nhiều hộ trong khu vực, nước giếng nhà ông Thành mặn như nước biển

Nhiễm mặn nguồn nước

Chúng tôi đến khu vực nói trên để tìm hiểu nguyên nhân khiến nguồn nước ngầm nơi đây bị nhiễm mặn. Nghe chúng tôi hỏi, ông Nguyễn Như Thành, nhà ở kề một cơ sở sản xuất tôm, ốc hương giống liền bật máy bơm để lấy nước giếng cho chúng tôi nếm thử. Nước rất trong nhưng lại có vị mặn chẳng kém nước biển. Ông Thành cho biết, khu vực này cách biển gần 1km, 10 năm trước, người dân vẫn dùng nước giếng để sinh hoạt. Nhưng từ năm 2001, khi xuất hiện 2 trại nuôi tôm giống nước mặn trong khu vực và đặc biệt vào năm 2003, một số bể nuôi của 2 trại tôm này bị nứt, vỡ làm thoát nước biển ra môi trường khiến giếng nước của các hộ dân trong khu vực bắt đầu nhiễm mặn. “Từ đó đến nay, trong TDP Mỹ Á hình thành thêm hàng chục trại ươm giống thủy sản. Nước biển từ các trại này ngấm vào đất ngày càng nhiều làm cho nước giếng của các hộ dân nơi đây nhiễm mặn trầm trọng”, ông Thành nói. Ông Trương Văn Tấn, nhà gần một trại tôm giống khác trong khu vực cũng bức xúc cho biết: “Hơn chục năm nay, người dân ở đây phải khoan, đào thêm vài ba giếng nước trong nhà nhưng tất cả đều không thể dùng được. Thậm chí trong vườn, không có cây trồng nào có thể sống nổi”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, giếng nước của hơn 50 hộ dân quanh khu vực các trại ươm giống thủy sản nơi đây đều không thể sử dụng. Có hộ khoan cả chục cái giếng trong vườn nhưng đều gặp phải nước mặn.

Hiện tại, trong TDP Mỹ Á có gần 30 trại ươm tôm, ốc hương giống. Chủ một trại tôm giống trong khu vực thừa nhận: “Trại của tôi có hệ thống đường ống bơm trả nước biển sau khi nuôi ra biển chứ không xả thẳng ra môi trường xung quanh. Tuy nhiên, do hoạt động mười mấy năm liền nên cũng không thể tránh khỏi việc nước biển rò rỉ ra môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm”. 

Cần di dời các cơ sở gây ô nhiễm

Ông Trần Văn Nghĩa - Tổ phó TDP Mỹ Á cho biết, hiện tại người dân nơi đây đang phải mua nước ngọt của một số người ở phường Ninh Diêm với giá 80.000 - 100.000 đồng/bình 1.500 lít. Những hộ không có bể chứa thì phải đi mua từng can với giá cao hơn, bình quân 3.000 đồng/can 20 lít. “Ngày nào tôi cũng phải mua từng can nước ngọt về dùng. Nhà tôi đông người nên mỗi ngày tốn 30.000 đồng tiền nước”, bà Nguyễn Thị Thu Lan, nhà sát trại thủy sản giống Đại Khang cho biết.

Theo lãnh đạo phường Ninh Thủy, trước đây địa phương đã phát hiện và xử lý một số trại ươm thủy sản ở TDP Mỹ Á đấu nối đường ống nước thải từ cơ sở nuôi ra cái hồ bỏ hoang phía sau. Ông Phạm Tấn Đang - Chủ tịch UBND phường Ninh Thủy cho biết: “Hiện tại nguồn nước ngầm khu vực quanh các trại nuôi thủy sản nói trên đã bị nhiễm mặn rất nặng. Trong khi chờ đầu tư cấp nước máy đến TDP Mỹ Á, địa phương sẽ tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Đô thị Ninh Hòa hỗ trợ thêm một số giếng khoan cho người dân. Nhưng về lâu dài, chúng tôi rất mong các cấp, ngành chức năng xem xét để có hướng di chuyển các trại này ra khỏi khu dân cư để đảm bảo môi trường”.

Báo Khánh Hòa, 25/07/2015
Đăng ngày 26/07/2015
Nam Anh - Đình Lâm
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 02:48 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 02:48 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 02:48 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 02:48 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 02:48 17/11/2024
Some text some message..