Phương pháp cho cá lồng ăn hiệu quả

Chi phí thức ăn nuôi cá lồng, chiếm phần lớn trong tổng chi phí nuôi. Do đó cần có biện pháp cho ăn hiệu quả nhằm đảm bảo tăng trưởng cho cá nuôi và giảm chi phí nuôi.

Phương pháp cho cá lồng ăn
Nuôi cá lồng ở Quảng Ninh. Ảnh: BQN

Để cho cá lồng ăn hiệu quả cần áp dụng nguyên tắc “3 xem” “4 định”.

1.Tính lượng thức ăn hàng ngày cho cá nuôi

Khẩu phần thức ăn có thể xác định bằng công thức sau:

M = W.N.S.R

Trong đó:

+M: khẩu phần thức ăn ngày (kg)

+W: là khối lượng trung bình của cá thể (kg).

+N: là số lượng cá thể thả ban đầu (con)

+S(%): là tỷ lệ sống ước tính

+R(%): là tỷ lệ cho ăn (tỷ lệ thức ăn so với trọng lượng thân cá)

Ví dụ: một lồng nuôi cá số lượng cá thả ban đầu là 1.000 con; cỡ cá trung bình tại thời điểm cho ăn là 1kg/ con; tỷ lệ sống ước đạt 90%; tỷ lệ cho cá ăn tính bằng 3% trọng lượng thân. Hãy tính khẩu phần ăn hảng ngày của đàn cá trong lồng?

Giải

Khẩu phần thức ăn hàng ngày của cá ở lồng nuôi kể trên là:

1(kg/con) x 1.000(con) x 90(%) x 3(%) = 27 kg

2. Áp dụng nguyên tắc “3 xem” “4 định”

Nguyên tắc 3 xem:

+Xem điều kiện thời tiết khi cho ăn

+Xem biến động các yếu tố môi trường

+Xem tình trạng sức khỏe của cá

Nguyên tắc 4 định:

+Định chất lượng: Thức ăn cho cá phải phù hợp theo từng giai đoạn về thành phần và hàm lượng chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và khoáng chất … Ngoài ra, kích cỡ viên thức ăn phải phù hợp với kích thước miệng của cá ở từng giai đoạn.

+Định số lượng: Lượng thức ăn cho cá hàng ngày phải đảm bảo cho cá ăn đủ no mà không thừa thức ăn.

+Định thời gian: Cho cá ăn theo những giờ nhất định trong ngày phù hợp với đặc tính bắt mồi của cá. Ngoài ra, việc tập cho cá ăn vào những giờ nhất định còn giúp người nuôi dễ dàng quan sát hoạt động ăn của cá, dọn thức ăn thừa, điều chỉnh lượng thức ăn nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, phát hiện kịp thời những thay đổi bất thường của cá.

+Định địa điểm: Cho cá ăn đúng điểm cố định để tạo thói quen bắt mồi cho cá.

Thao tác thả thức ăn phải nhẹ nhàng tránh để cá hoảng sợ sẽ kém ăn hoặc bỏ ăn.

Nên cho ăn từ từ, đảm bảo cá sử dụng hết thức ăn.

Quan sát mức độ sử dụng thức ăn của cá sau mỗi lần cho ăn để điều chỉnh lượng thức ăn bữa kế tiếp cho phù hợp.

Thức ăn tự chế biến

Thức ăn được vắt thành nắm hoặc ép viên qua máy ép đùn và cho cá ăn ở nhiều vị trí trong lồng bè để toàn bộ cá đều được ăn và lượng thức ăn được sử dụng hết, không gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Cho ăn gián tiếp: thức ăn chế biến tại chỗ sau đó chuyển đến vị trí cho cá ăn

Cho ăn trực tiếp: thức ăn chế biến ngay tại cửa lồng bè

Thức ăn công nghiệp

Trước khi cho cá ăn cần lưu ý một số vấn đề sau:

+Xác định đúng loại thức ăn cần cho ăn;

+Kiểm tra thức ăn trước khi cho ăn: Nấm mốc, hạn sử dụng ...;

+Cân thức ăn đúng yêu cầu thực tế của cá theo tỷ lệ của lần cho ăn đó;

Nếu cần thêm vitamin, các chất bổ sung hay thuốc trị bệnh cho cá thông thường người ta bao viên thức ăn bằng dầu (dầu mực, dầu cá, dầu dừa)

Thức ăn xanh

+Xử lý thức ăn trước khi cho cá ăn.

+Thức ăn xanh nên rửa sạch, thái nhỏ trước khi cho ăn.

+Cho cá ăn riêng thức ăn xanh trước khi cho ăn thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp.

-Vận chuyển thức ăn xanh: thức ăn xanh có thể là các loại rong cỏ thủy sinh, các thực vật trên cạn được đưa về lồng bè nuôi.

3.Kiểm tra sau khi cho cá ăn

Sau 2 giờ cho ăn, có thể quan sát cá trong lồng bè: cá no thường có bụng to, căng tròn, cá đói bụng nhỏ và không căng tròn.

Quan sát thức ăn dư thừa trong sàng ăn hoặc lồng bè nuôi để đánh giá mức độ sử dụng thức ăn của cá.

Nếu cá nhanh chóng ăn hết thức ăn thì tăng lượng thức ăn cho ăn.

Nếu thức ăn vẫn còn trên sàng, trong lồng bè và cá no thì giảm lượng cho ăn.

Cũng có thể thức ăn còn dư trong sàng, trong lồng bè nhưng cá ăn không no thì cần xem lại thức ăn cho cá ăn, tình trạng sức khỏe cá, điều kiện môi trường. 

Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
Đăng ngày 02/01/2018
Kỹ thuật nuôi cá tháng 12 - 2017
Kỹ thuật

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 01:42 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 01:42 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 01:42 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 01:42 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 01:42 24/04/2024