Probiotic nào phù hợp cho tôm sú?

Sử dụng probiotic nào cho hiệu quả tốt hơn đối với tôm sú?

Tôm sú.
Probiotic tăng khả năng miễn dịch cho tôm sú chống lại mầm bệnh.

Nuôi trồng thủy sản đã phát triển một cách chóng mặt trong những năm gần đây, trong đó các nước Châu Á đóng góp hơn 90% sản lượng thủy sản toàn cầu. Nhưng việc mở rộng nhanh chóng và tập trung hơn vào nuôi tôm sú thâm canh đã bị ảnh hưởng bởi nhiều loại bệnh. Phải kể đến virus đầu vàng, đốm trắng, hội chứng gan tụy cấp tính và rất nhiều bệnh do các yếu tố môi trường gây ra. Một loạt các phương pháp phòng trị bệnh đã được áp dụng để ngăn ngừa mầm bệnh và duy trì chất lượng nước ở các trang trại nuôi. Trong đó, việc sử dụng probiotic ngày càng gia tăng nhờ vào việc ức chế hiệu quả sự xâm nhập của mầm bệnh.

Trong hai thập kỷ vừa qua, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm ngày càng tăng do sự tích cực của chúng và lợi ích thay thế cho những phương pháp điều trị hóa học. Tuy nhiên, việc lựa chọn chế phẩm sinh học phù hợp là rất quan trọng vì nếu không có thể làm mất cân bằng đường ruột tôm và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều hòa miễn dịch, hoạt động đối kháng với mầm bệnh, và khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm. Đã có nhiều vi khuẩn được báo cáo là tăng cường hoạt động của các enzyme hệ tiêu hóa và sinh sôi mạnh trong đường ruột. Tuy nhiên, việc tìm kiếm các probiotic mới vẫn được triển khai, do sự biến đổi của ruột có thể ảnh hưởng đến những nhóm vi khuẩn khác nhau.

Việc tăng khả năng miễn dịch cho tôm chống lại mầm bệnh cũng có thể nhờ vào các probiotic, nhất là đẩy lùi chủng Vibrio sp, .Một đặc điểm vượt trội khác của probiotic là không tồn dư và cũng không kháng thuốc như kháng sinh, và thay thế được hoàn toàn. Trong khi kháng kháng sinh đang trở thành một chủ đề nóng hiện nay. Các chế phẩm sinh học này đã được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản để cung cấp dinh dưỡng, kiểm soát chất lượng nước, thúc đẩy tiêu hóa và kiểm soát các bệnh khác nhau. Việc lựa chọn các chủng probiotic để sử dụng là vô cùng quan trọng, vì vậy phải kiểm tra và chọn lọc đặc tính cho phù hợp nhất với sự phát triển của tôm sú.

Sau kiểm tra cho thấy Bacillus sp., Micrococcus sp., Corynebacterium, và Staphylococcus là những loài chiếm ưu thế trong ruột của tôm sú. Các enzyme được tạo ra cũng được xem xét, 90% vi khuẩn phân lập được đều có khả năng sản xuất protease trong khi sản xuất cellulase lại rất ít. Probiotic khi được kết hợp với thức ăn nhân tạo sẽ cải thiện hiệu suất tăng trưởng và tăng cường sản xuất enzym tiêu hóa. Do năng suất tăng trưởng của tôm sú chủ yếu là phụ thuộc vào hoạt động của các enzyme tiêu hóa.

Các enzyme do probiotic tiết ra thường nhiều hơn so với lượng enzyme nội sinh trong ruột tôm, vì sự hiện diện của probiotic sẽ tác động nghiêm trọng việc sản xuất các enzyme nội sinh. Hoạt động của các enzyme trong ruột tôm sẽ đo được mức độ tiêu hóa và sự tăng trưởng của tôm. Nhờ các vi nhung mao của ruột có diện tích bề mặt khá lớn, đủ cho sự phát triển của tất cả các vi sinh vật, nhờ đó gia tăng mật độ vi sinh vật có lợi, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng.

Hiện nay các loại chế phẩm sinh học trên thị trường chủ yếu gồm các loài Lactobacillus acidophilus , Bacillus licheniformis , B. thuringiensis , B. subtilis. Trong đó Bacillus sp. là những loài thường xuyên nhất. Những vi khuẩn này đều có tác dụng tạo ra các chất kháng khuẩn và thúc đẩy hệ miễn dịch, ức chế mầm bệnh. Loài Bacillus sp. này có nhiều ưu điểm hơn các loài khác với khả năng tạo bào tử cao, ổn định ở nhiệt độ thường và có thể bảo quản trong thời gian dài.

Tôm sú nuôi thâm canh đã được phát triển từ lâu đời, tuy nhiên khi tôm thẻ “soán ngôi” thì sản lượng tôm sú giảm hẳn. Nhưng không vì vậy mà các ao nuôi tôm sú không được đầu tư. Ngược lại là trang thiết bị và kỹ thuật nuôi tôm ở nhiều khu vực đều rất bài bản. Do vậy tôm sú cũng rất cần được bổ sung Probiotic để đẩy lùi mầm bệnh, giúp tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng và tăng cường sự phát triển. Từ đó, sản lượng tôm sú ngày một tăng cao, góp phần bổ sung phần GDP cho ngành nuôi trồng thủy sản.

Đăng ngày 19/10/2020
Hà Tử @ha-tu
Nguyên liệu

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Liệu giá có giảm khi nguyên liệu không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Một trong những thách thức lớn mà ngành này phải đối mặt là chi phí thức ăn, chiếm đến 60-70% tổng chi phí sản xuất. Giá thức ăn thủy sản không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, một phần do sự biến động của giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế. Với thực trạng này, câu hỏi đặt ra là liệu giá thức ăn có giảm khi nguyên liệu sản xuất không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Thức ăn công nghiệp
• 09:27 10/09/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 17:33 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 17:33 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 17:33 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 17:33 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 17:33 18/10/2024
Some text some message..