Probiotic, Prebiotic, Synbiotic và vai trò với động vật thủy sản

Probiotic, Prebiotic, và synbiotic có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hoạt động của các enzyme tiêu hóa, giúp động vật thủy sản hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Những chất này được xem là có tiềm năng rất lớn thay thế kháng sinh trong tương lai.

Vai trò của Probiotic, Prebiotic và Synbiotic trong nuôi trồng thủy sản
Vai trò của Probiotic, Prebiotic và Synbiotic trong nuôi trồng thủy sản. Hình minh họa

Probiotic, Prebiotic, và synbiotic là gì?

Probiotic

Probiotic trong nuôi trông thủy sản

Probiotic chế phẩm sinh học, có thành phần là các vi sinh vật sống có lợi, giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột, nâng cao sức đề kháng , giúp cơ thể vật chủ chống lại vi khuẩn gây bệnh. Các giống vi sinh vật được sử dụng phổ biến là: Lactobacillus sp, Bacillus sp, Enterococus, Saccharomyces

Đối với thủy sản, các chế phẩm được trộn vào thức ăn, hoặc tạt trực tiếp xuống ao nuôi.

Prebiotic

prebiotics trong nuôi trồng thủy sản

Cấu trúc tiêu biểu của Prebiotic

Prebiotic còn gọi là hợp chất tiền sinh học, là một thành phần của thức ăn không tiêu hóa được, có tác dụng làm dày niêm mạc thành ruột và là nguồn thức ăn giúp các vi sinh vật có lợi phát triển trong đường ruột của vật chủ. Prebiotic được chia làm hai loại:

Prebiotic có nguồn gốc từ động vật(GOS):  Cấu trúc hóa học là liên kết giữa galactose và lactose, được chiết xuất từ lactose có trong sữa bò, dê. Prebiotic tiêu biểu là galacto-oligosaccharides.

Prebiotic có nguồn gốc từ thực vật (FOS): Cấu trúc hóa học là liên kết giữa glucose và fructose. Được chia làm hai loại mạch ngắn(oligofructose) và mạch dài (inulin). Prebiotic phổ biến là Inulin/fructo-oligosaccharides, trans-galactooligosaccharides.

Synbiotics

Synbiotics trong nuôi trồng thủy sản

Synbitotics là sự kết hợp giữa probiotic và prebiotic. Sự kết hợp này sẽ mang lại hiệu quả cao đối với vật chủ, vì kích thích hệ vi sinh đường ruột phát triển, tăng cường khả năng tiêu hóa và giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Các sản phẩm phổ biến: bifidobacteriafructo-oligosaccharides, lactobacillus GGinulin.

Những tác động lên cơ thể động vật thủy sản

Ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa chất béo

Lin và các cộng sự (2004) đã cho tôm thẻ ăn thức ăn có bổ sung Bacillus sp với các mức lần lượt là 5, 10, 30, 50 g/kg thức ăn. Kết quả cho thấy, tỉ lệ tiêu hóa chất béo đạt mức cao nhất, nhưng sẽ không cao thêm nữa khi bổ sung 10g/kg bacillus sp. Bên cạnh đó, tỉ lệ tiêu hóa lipid cũng cải thiện đáng kể khi bổ sung Bacillus licheniformis vào khẩu phần ăn của cá rohu giống (Roy và ctv, 2014). Yanbo và Zirong(2006) đã chứng được hiệu quả của vi khuẩn quang hợp và bacillus sp trong việc cải thiện hoạt động của enzyme lipase trên cá Chép, và sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi trộn hai chất này với nhau.Nhóm vi khuẩn này cũng đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường hoạt động của enzyme lipase trên tôm thẻ chân trắng ( Wang, 2007).

Soleimani và cộng sự (2012) đã chứng minh hoạt động của enzyme lipase trên cá dầy tăng lên đáng kể khi bổ sung fructooligosaccharides(FOS) với mức 2 và 3%. Tương tự, khi bổ sung mannanoligosacharides (MOS) 0.6% , sẽ giúp tăng cường hoạt động của enzyme lipase trên cá Tra(Akter và cộng sự, 2016). Khi cho tôm hùm đất ăn thức ăn có bổ sung MOS(2.25g /kg thức ăn và FOS(1.5g/kg thức ăn) sẽ giúp enzyme lipase hoạt động nhiều hơn và hiệu quả càng cao khi kết hợp cả hai.

Dehaghani cùng cộng sự (2015) đã chứng minh hoạt động enzyme lipase trên cá Chép sẽ gia tăng khi bổ sung 1g synbiotics/kg thức ăn. Tương tự, hoạt động của enzyme lipase tăng cao nhất trên cá mú chấm đen chấm nâu khi bổ sung synbiotics.

Ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa đạm

Mohapatra và công sự (2012) đã chứng minh được việc kết hợp sử dụng các loại vi sinh B.subtilis, Lac.lactis, S.cerevisiae sẽ giúp tăng khả năng tiêu hóa đạm trên cá rohu.Còn Roy và cộng sự (2014) cho rằng kết hợp 300g/kg thức ăn bột hạt dầu với B.licheniformis sẽ giúp tăng tỉ lệ tiêu hóa đạm trên cá rohu giống. Trong một nghiên cứu khác, khi cho tôm ăn thức ăn có trộn B.subtilis với mật độ 10^5 và 10^8 CFU/g trong vòng 8 tuần, sẽ cải thiện đáng kể hoạt động của enzyme protease( Zokaeifar và ctv, 2012).

Munir và cộng sự (2016) đã chỉ ra việc bổ sung beta-glucan, galactoseoligosaccharides (GOS), MOS sẽ có tác dụng tích cực cho việc chuyển hóa đạm trên cá lóc giống. Nghiên cứu của Cheng và Yang (2015) cho thấy nếu bổ sung 3g FOS/kg thức ăn cho cá vền biển, sẽ có tác động tích cực đến hoạt động của enzyme protease. Trong khi đó, Akter và cộng sự( 2016) cho rằng bổ sung 0.6-0.8% MOS sẽ giúp tăng cường hoạt động enzyme protease trên cá Tra. Tương tự, Midhun và cộng sự (2016) cho rằng bổ sung 0.5-1% curcumin sẽ giúp gia tăng hoạt động của enzyme protease trên cá Rô phi.

Hoạt động enzyme protease trên cá bơn vỉ  được cải thiện đáng kể khi bổ sung FOS,MOS kết hợp với B.claussi (Li và Sun, 2011).

Ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa chất xơ

Khi cho ấu trùng tôm ăn thức ăn có bổ sung B.coagulans(10^5, 5x 10^5, 10^6 CFU/ml) sẽ tăng cường hoạt động enzyme amylase(Zhou và ctv,2009).

Trong khi đó, Hamza và ctv (2016) đã cho ấu trùng cá mú ăn rotifer đã được giàu hóa bằng B.mojavensisVirgibacillus proomii, kết quả đã cải thiện đáng kể hoạt động của enzyme amylase. Hoạt động của enzyme amylase cũng tăng mạnh ở đường ruột tôm thẻ chân trắng, khi được cho ăn vi khuẩn quang hợp kết hợp với Bacillus spp.

Gultpe và cộng sự (2011) đã chứng minh, bổ sung Bio-MOS với mức 2g/kg thức ăn sẽ giúp khả năng tiêu hóa chất xơ trên cá tráp đầu vàng đạt mức cao nhất. Hoạt động của enzyme amylase đạt cao nhất trên cá Chép khi bổ sung 1% sc- FOS trong 7 tuần (Hoseinifar và cộng sự, 2015).

Kết Luận: Probiotic, Prebiotic, Synbiotics là giải pháp sinh học có tác động tích cực đến quá trình trao đổi chất trên động vật thủy sản, cũng như thân thiên với môi trường. Chính vì thế, rất có thể đây sẽ là những giải pháp tương lai cho ngành nuôi trồng thủy sản.

 

R.G
Đăng ngày 15/05/2017
CTV AN LÊ Lược dịch
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 10:34 23/01/2025

Top mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cao nhất hiện nay

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nghề nuôi cá lóc, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ áp dụng các mô hình hiện đại.

Cá lóc
• 10:34 23/01/2025

Tôm cá Cà Mau tưng bừng cận Tết

Càng cận Tết Ất Tỵ, các vùng quê truyền thống tôm cá Cà Mau càng tưng bừng nét cổ truyền đan xen hiện đại từ ruộng đồng thu hoạch đến làng nghề chế biến để đưa sản phẩm đi bốn phương.

Thu hoạch tôm
• 10:34 23/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 10:34 23/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:34 23/01/2025
Some text some message..