Quá trình di cư của cá hồi

Không biết từ bao giờ, khi nói biệt danh “ vua của các loài cá” người ta lại nghĩ ngay đến cá hồi. Phải chăng là do nó đã hoàn thành được sứ mệnh cao cả mà tạo hóa đặt ra. Nó phải thực hiện một chuyến du hành ngoạn mục duy nhất trong đời. Dù biết rằng, đi là đồng nghĩa với cái chết nhưng nó vẫn muốn đạt được đích đến cuối cùng của chuyến đi, muốn được duy trì nòi giống.

di cư, cá hồi nhảy
Ảnh: Cá hồi Thái Bình Dương nhảy tại Thác Willamette, Oregon, USA

Dựa vào các di tích hóa thạch, người ta phân tích được cá hồi đã xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 6 triệu năm. Tổ tiên của nó là loài cá nước ngọt, ăn rong rêu và dài đến 3m. Trải qua nhiều thời đại, cá hồi trở nên nhỏ con hơn và là loài ăn thịt.

Chúng sinh ra ở nước ngọt, sau một thời gian, di cư ra biển sống, cho đến khi thành thục thì quay trở về quê hương để sinh sản, và chết luôn ngay trên dòng sông đã sinh ra nó. Tập tính di cư này có cách đây hơn 2 triệu năm. Qua các giai đoạn băng tan, nước biển được pha loãng dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. Tiếp theo đó, khoảng giữa hai thời đại Băng Thạch, lượng muối lại tăng lên, chỉ những giống cá nào thích nghi được với tỉ lượng muối mặn chứa trong nước mới sống sót mà thôi.

Sau bao nhiêu thế hệ theo thuyết Chọn Lựa Tự Nhiên của Darwin, cá hồi đã tự biến thể và biến dạng để thích nghi với sự di cư từ nước ngọt sang nước mặn. Với sự dồi dào về thực phẩm thiên nhiên sẵn có trong nước biển, các loại cá hồi đã hoàn tất cuộc hải hành, tăng trưởng rất nhanh và chế ngự các giống cá khác.

Có tận mắt nhìn từng đàn cá hồi vùng vẫy, tung hoành, lội ngược dòng thác, chúng ta mới thấy được sức mạnh kì lạ của loài cá này. Cá hồi là loài cá có tập tính lạ lùng, gần như huyền bí, và là loài cá có thân hình thuôn dài, màu ánh bạc và hình dáng di chuyển khá đẹp mắt.

Cá hồi Đại Tây Dương sống vài năm đầu tiên trong các dòng suối nhỏ và sông, ăn những côn trùng sống trong nước và những sinh vật sống trôi nổi khác do dòng nước mang lại. Sau khi đạt kích thước khoảng 10cm, cá bắt đầu di chuyển ra đại dương. Khi đã ở đại dương, cá hồi tận dụng tận dụng nguồn thức ăn dồi dào và phát triển nhanh chóng, đồng thời phải né tránh nhiều loài sinh vật săn mồi như hải cẩu, các loài cá lớn hơn để sống sót. Khi đã trải qua 1 đến 2 năm ở biển, cá hồi bắt đầu hành trình trở về.

Về đến quê hương, việc đầu tiên nó cần làm là tìm địa điểm thích hợp để xây tổ. Khi vào nước ngọt, nó không ăn nữa, và hình dáng cũng thay đổi. Răng hàm của cá đực phát triển lớn ra, hàm trên có hình cái móc trông rất dữ dằn, da dầy hơn, vạm vỡ hơn. Màu sắc cũng thay đổi, cả 2 giống đực và cái chuyển sang màu đỏ ửng, xanh lục hay màu đậm hơn. Cá cái tìm được chỗ tốt, nó sẽ nằm nghiêng mình, dùng đuôi vẫy để quạt đá cuội, đá sỏi dạt qua một bên, công việc xây tổ thường mất cả ngày. Lúc này, con đực luôn ở bên cạnh con cái để đánh đuổi cá khác lấn chiếm. Sau khi cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực sẽ xuất tinh có màu trắng sữa để thụ tinh với trứng. Cá cái đợi trứng thụ tinh xong chìm xuống mới quạt đá sỏi để lấp trứng lại. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ cao cả, cá cái và cá đực cùng chết bên nhau. Nó thả mình theo dòng nước trôi xuôi. Dòng nước đó cũng là nơi nó gửi tấm thân tàn tạ.

Trứng cá còn phải đối đầu với nhiều nguy hiểm như có thể bị cá cái khác đến sau đào lên và đẻ vào đó, hoặc dòng nước quá nóng hay bị cạn, hay trở thành thực phẩm cho các loài cá khác, thiếu dưỡng khí do nước bị ô nhiễm…. Sáu mươi ngày sau khi ra khỏi lòng mẹ, trứng cá hồi mới nở. Cá con vừa nở sống trong sỏi nhờ năng lượng dự trữ có trong noãn hoàn. Cá hồi con sẽ ở lại vùng nước ngọt trong vài tháng, có khi đến một năm, rồi lại theo dòng sông và đổ vào biển cả. Cái vòng sinh tử cứ như thế quay đều, từ thế hệ này sang thế hệ khác, không bao giờ thay đổi.

Khi lội đến cửa biển, nơi nước ngọt và mặn trộn lẫn thành nước lợ. Chúng phải trải qua nhiều sự thay đổi để chuẩn bị đời sống trong nước mặn. Đầu tiên 2 mang trở thành đỏ đậm, màu sắc trên lưng cũng trở nên đậm hơn, 2 bên và dưới bụng đổi thành màu bạc. Các sọc rằn màu đen xuất hiện giúp thêm việc ngụy trang. Nếu nhìn từ trên xuống, màu sậm trên lưng sẽ hòa hợp cùng màu tối của biển sâu.

Có nhiều ý kiến cho rằng, cá hồi lợi dụng mặt trời hoặc từ trường để định hướng đến bờ biển có con sông nơi chúng được sinh ra, sau đó chúng sẽ dùng khướu giác để tìm về con sông hoặc nhánh sông đó. Một số ý kiến khác lại cho rằng cá hồi có giác quan về đường hướng đặc biệt nhờ chúng biết xem hướng các vì sao. Tuy nhiên, đó còn là những bí ẩn chưa có lời giải cho các nhà khoa học trong suốt bao năm qua.

Đăng ngày 05/06/2013
Lê Hải Quỳnh tổng hợp

Nuôi trồng thủy sản bền vững: Tận dụng tối đa các lợi ích từ công nghệ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và áp lực từ dân số ngày càng tăng, ngành nuôi trồng thủy sản đang đứng trước thách thức lớn về tính bền vững. Nuôi trồng thủy sản không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của nhiều quốc gia.

Cá biển
• 09:48 01/07/2024

Áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong ao nuôi thủy sản

Trong thời đại hiện đại, khi những thách thức về môi trường và tài nguyên đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong các trang trại thủy sản đóng vai trò quan trọng và cần thiết.

Cho tôm ăn
• 10:53 28/06/2024

Enrofloxacin có hại hay lợi khi sử dụng trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành công nghiệp quan trọng đối với nhiều nông dân Việt Nam, góp phần không nhỏ vào nền kinh tế nông nghiệp của đất nước. Trong quá trình nuôi tôm, việc sử dụng kháng sinh để phòng và điều trị bệnh là điều không thể tránh khỏi.

Kháng sinh
• 10:37 20/06/2024

Phụ gia thức ăn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cá heo sọc

Colossoma macropomum – Wikipedia tiếng ViệtPhụ gia thức ăn dinh dưỡng làm giảm tác động bất lợi của stress vận chuyển trong hệ thống miễn dịch của cá heo sọc (Colossoma macropomum)

Cá heo sọc
• 13:53 19/06/2024

Cà Mau lập khu bảo tồn biển ở 3 cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc

Ngày 18/6/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký Quyết định số 1206/QĐ-UBND về việc phê duyệt thành lập Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau rộng 27.000 ha, tập trung ở vùng biển quanh 3 cụm đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc.

Hòn Khoai
• 13:37 01/07/2024

Độ mặn và độ pH phù hợp để thả giống

Để thuận lợi cho việc tôm giống thích nghi với môi trường ao nhất có thể, người nuôi thường đo độ mặn và pH sao cho phù hợp nhất. Vậy độ mặn và độ pH là bao nhiêu thì thích hợp cho tôm giống nhất. Mời bà con cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 13:37 01/07/2024

Nuôi trồng thủy sản bền vững: Tận dụng tối đa các lợi ích từ công nghệ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và áp lực từ dân số ngày càng tăng, ngành nuôi trồng thủy sản đang đứng trước thách thức lớn về tính bền vững. Nuôi trồng thủy sản không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của nhiều quốc gia.

Cá biển
• 13:37 01/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 13:37 01/07/2024

Tôm hùm, cá biển chết hàng loạt vì lượng oxy hòa tan giảm

Theo lãnh đạo UBND thị xã Sông Cầu, từ ngày 22 đến 24 tháng 6, đã xảy ra tình trạng tôm hùm và cá biển chết hàng loạt tại 6 vùng nuôi thủy sản của xã Xuân Cảnh. Sự cố này đã ảnh hưởng đến 88 hộ nuôi, gây thiệt hại ước tính hơn 7.3 tỷ đồng.

Thủy hải sản
• 13:37 01/07/2024
Some text some message..