Quản lý ATTP theo chuỗi – Học được gì từ Thái Lan?

Vì sao Thái Lan dẫn đầu về XK tôm trên thế giới nhưng ít khi phải đương đầu với rào cản “chất cấm” tại các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản hay EU? Vì sao số lô tôm Thái Lan bị cảnh báo trên các thị trường này ít hơn so với các nước khác? Vì sao chất lượng tôm Thái Lan ổn định hơn so với các nước khác? Có phải các DN XK tôm Thái Lan hoạt động tốt hơn DN XK tôm Việt Nam?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Có thể tìm thấy câu trả lời cho tất cả câu hỏi trên khi tìm hiểu và tiếp cận với chính sách quản lý theo chuỗi “ từ trại nuôi tới bàn ăn” mà chính phủ Thái Lan áp dụng trong sản xuất thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng, một trong những ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nước này.

Từ nhiều năm qua, Thái Lan đã chủ động áp dụng chính sách quản lý chất lượng VSATTP đối với tôm nuôi theo chuỗi sản xuất. Bên cạnh các nội dung tiêu chuẩn kỹ thuật cốt lõi như GAP, CoC, GMP và HACCP, Thái Lan tập trung triển khai 05 (năm) chương trình kiểm soát hiệu quả và hỗ trợ nhau theo cách tiếp cận của ATTP, từ trại nuôi tới sản phẩm XK: (1) chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong NTTS và kiểm soát thức ăn thủy sản, (2) chương trình truy xuất nguồn gốc, (3) chương trình kiểm tra điều kiện sản xuất Nhà máy chế biến TS, (4) chương trình giám sát thẩm tra sản phẩm - product surveillance program, (5) hệ thống chứng nhận điện tử.

Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong NTTS được xây dựng theo tiêu chuẩn của EU nhằm loại bỏ việc sử dụng hóa chất và kháng sinh cấm trong NTTS. Tiến hành lấy mẫu  tại các cơ sở sản xuất giống và các trại nuôi tôm để kiểm tra các chất kháng sinh hoặc hóa chất cấm như chloramphenicol, nitrofurans, malachite green..

Chương trình truy xuất nguồn gốc từ trại nuôi tới nhà máy chế biến thông qua Hồ sơ vận chuyển (Movement Document – MD). Việc vận chuyển tôm giống từ trại giống tới vùng nuôi và vận chuyển tôm nguyên liệu từ vùng nuôi tới nhà máy chế biến phải ghi rõ mọi thông tin như thời gian, địa điểm, mã số .. trong Hồ sơ vận chuyển. Hồ sơ vận chuyển này còn giúp cho công tác truy xuất nguồn gốc tại các nhà máy chế biến dễ dàng.

Chương trình kiểm tra điều kiện sản xuất Nhà máy chế biến TS yêu cầu các nhà máy áp dụng GMP/HACCP. Tiến hành thanh tra toàn diện quy trình chế biến của nhà máy ít nhất 02 lần/năm. Sử dụng Hồ sơ vận chuyển (MD) cho việc truy xuất nguồn gốc tại nhà máy chế biến.

Chương trình giám sát thẩm tra sản phẩm được căn cứ trên mức độ đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà máy để xác định tuần suất lấy mẫu kiểm tra sản phẩm. Đối với DN loại 1, cứ 3 tháng lấy mẫu 1 lần; với DN loại 2, cứ 2 tháng lấy mẫu 1 lần.

Hệ thống chứng nhận điện tử được kết nối giữa các cơ quan quản lý/phòng kiểm nghiệm vùng hoặc trung tâm thông qua VPN (Mạng riêng ảo – Virtual Private Network). Có thể yêu cầu cấp chứng thư vệ sinh trực tuyến qua một hệ thống duy nhất.

Cùng với quy trình quản lý chặt chẽ xuyên suốt cả chuỗi sản xuất và sự hỗ trợ đáng kể từ cơ quan quản lý nhà nước, Thái Lan nhanh chóng trở thành nhà cung cấp tôm hàng đầu trên thế giới.

Hàng năm, XK tôm mang về cho nước này khoảng 3 tỷ USD với khối lượng XK từ 300.000 – 350.000 tấn. Sản lượng tôm nuôi của Thái Lan đạt khoảng 500.000 – 600.000 tấn.

Trong nhiều năm qua, Thái Lan luôn dẫn đầu về cung cấp tôm cho Mỹ với tỷ trọng lên tới 25% nguồn cung tôm cho thị trường này. Trên thị trường Nhật Bản, Thái Lan là nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này. Năm 2012, Thái Lan cung cấp 77.000 tấn tôm cho Nhật Bản. Trên thị trường EU, Thái Lan đứng thứ 3 về cung cấp tôm cho khu vực này trong năm 2012 sau Ecuador và Ấn Độ.

Mặc dù XK với khối lượng lớn sang các thị trường, nhưng tôm Thái Lan ít phải đương đầu với các rào cản phi thuế quan.

Năm 2012, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản “liêu xiêu” vì quy định kiểm tra 100% chất chống oxy hóa Ethoxyquin (được sử dụng trong sản xuất thức ăn nuôi tôm). Trong khi đó, theo hệ thống cảnh báo chất lượng thủy sản NK vào Nhật Bản, không có bất cứ lô tôm nào của Thái Lan nhiễm Ethoxyquin!.

Khác với Thái Lan, quy định của Việt Nam hiện nay lại chú trọng và tập trung nhiều hơn tới đối tượng “nhà máy chế biến XK” bằng việc vừa kiểm soát nghiêm ngặt điều kiện sản xuất và áp dụng việc lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm làm điều kiện cấp giấy Chứng nhận XK. Việc áp dụng lấy mẫu kiểm nghiệm theo lô hàng XK đã không chỉ “sai chỗ” với đa số các mối nguy kháng sinh trong NTTS, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của DN thủy sản Việt Nam bởi việc tạo ra thời gian chờ đợi cho XK từ 7-10 ngày và chi phí kiểm nghiệm quá lớn.

Theo “tinh thần” của thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 3/8/2011 của Bộ NN và PTNT quy định việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản, sẽ tăng cường hơn nữa kiểm tra, giám sát các nhà máy chế biến cũng như kiểm soát hơn nữa chất lượng thủy sản XK thông qua việc lấy mẫu. Tuy nhiên, số lô hàng thủy sản của Việt Nam bị cảnh báo, đặc biệt hơn 70% là mối nguy kháng sinh đã cấm, trên các thị trường lớn vẫn cao hơn nhiều so với Thái Lan.

Năm 2012, Việt Nam có tới 97 lô thủy sản bị cảnh báo trên thị trường Nhật Bản (đa số bị cảnh báo nhiễm kháng sinh cấm và ethoxyquin) trong khi Thái Lan chỉ có 9 lô bị cảnh báo!

Có hợp lý và hiệu quả nữa hay không nếu như cứ tiếp tục phương thức quản lý cũ, gây nhiều tốn thất về thời gian mà hiệu quả lại thấp? và vì sao chưa mạnh dạn thay đổi theo cách tiếp cận mới phù hợp nguyên tắc quản lý ATTP, hiệu quả cao hơn như Thái Lan đang áp dụng?.

XK tôm Việt Nam năm 2013 dự kiến sẽ khó tăng trưởng do nhiều khó khăn từ nhu cầu và rào cản thị trường cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh. Tuy nhiên, nếu như không thay đổi chính sách kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản XK theo cách tiếp cận kiểm soát theo chuỗi sản xuất thì giá trị XK và hiệu quả SX ngành tôm năm sau hay năm sau nữa cũng khó có thể cải thiện bởi một phần không nhỏ của chính những quy định còn bất cập trong nước.

vasep.com.vn
Đăng ngày 21/05/2013
Nguyễn Bích
Môi trường

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 07:04 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 07:04 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 07:04 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 07:04 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 07:04 20/04/2024