Quản lý chăm sóc cá Nàng Hai

Để nâng cao hiệu quả nuôi và thu hoạch cá Nàng Hai, người nuôi có thể tham khảo cách quản lý và chăm sóc theo nội dung sau:

Cá nàng hai (cá thát lát còm)
Bè nuôi cá nàng hai (cá thát lát còm)

Trước tiên, cần phải có lịch cho cá ăn hằng ngày và phải tuân thủ đúng thời gian cho cá ăn. Thức ăn và liều lượng cho cá ăn cũng như hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn phải phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cá.

Không được sử dụng thức ăn quá hạn sử dụng, thức ăn kém chất lượng, thức ăn bị nấm móc, thức ăn có chứa các kháng sinh và hóa chất cấm sử dụng của Bộ Thủy sản (Bộ NNPTNT). Quyển sổ lập ra ghi chép đầy đủ các chi tiết về: pH, oxy, N-NH3, H2S,…theo dõi tình trạng sức khỏe của cá thông qua các hoạt động bơi lội và bắt mồi của cá.

Trong quá trình nuôi, không may cá mắc bệnh phải xử lý kịp thời làm các xét nghiệm mẫu cá bệnh trước khi chữa trị. Khi trị bệnh cho cá phải áp dụng các kỹ thuật đúng như dùng đúng thuốc, liều lượng hợp lý, thời gian hợp lý,… theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Cá bị bệnh phải xử lý triệt để không để lây lan từ ao này sang ao khác.

Cần ghi lại kết quả điều trị cho cá như kết quả xét nghiệm, thời gian điều trị, loại thuốc điều trị, cách điều trị. Về nguồn nước cũng rất quan trọng trong việc nuôi và phát triển cá nuôi. Vì vậy, cần thay nước hằng ngày với lượng nước thay khoảng 20-30% tổng lượng nước ao. Nước thải trước khi cho ra môi trường bên ngoài phải có biện pháp xử lý làm sạch. Luôn duy trì chất lượng nước tốt dựa vào các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa phù hợp với nhu cầu phát triển của cá.

Định kỳ xử lý nước 2 tuần/lần tùy theo chất lượng nước và giai đoạn phát triển của cá. Định kỳ bổ sung vitamin C và khoáng chất cho cá nhằm tăng cường sức đề kháng, giúp cá có đề kháng tốt trong điều kiện môi trường thay đổi và khả năng hạn chế dịch bệnh cao. Người nuôi nên thường xuyên trộn tỏi vào thức ăn với liều lượng 5 -10g/10kg thức ăn viên, sức đề kháng cho cá cũng sẽ được cải thiện rõ rệt.

Thời điểm nuôi và kích cỡ cá thu hoạch phải tùy vào loại và kích cỡ giống thả nuôi mà thời gian thu hoạch khác nhau, cá nuôi 7 tháng đạt 350 – 500g/con. Chi phí thức ăn cho 1kg cá thấp FCR: 1.5 – 1.7

Khi thu hoạch cá lưu ý: Không được thu hoạch cá đang trong thời gian bị bệnh. Ngừng cho cá ăn 1 ngày trước khi thu hoạch. Cần gửi mẫu đến cơ quan chức năng kiểm tra dư lượng thuốc, hoá chất trước khi thu hoạch. Ngừng sử dụng thuốc điều trị bệnh trước khi thu hoạch theo quy định của ngành chức năng.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 12/09/2013
Trần Phượng
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:24 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:24 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:24 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 10:24 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 10:24 30/11/2024
Some text some message..