Quản lý chất lượng con giống - đảm bảo vụ tôm xuân hè tại Hà Tĩnh thắng lợi

Hiện nay, người nuôi tôm tại Hà Tĩnh đang tất bật chuẩn bị cho vụ tôm xuân - hè 2021. Ngành chức năng đang tăng cường công tác quản lý chất lượng nguồn giống nhằm giảm thiểu rủi ro cho người nuôi.

Con giống là yếu tố chính quyết định thành công cho vụ nuôi.
Con giống là yếu tố chính quyết định thành công cho vụ nuôi.

Để phục vụ nhu cầu thị trường và nâng cao chất lượng con giống cung ứng đến khách hàng, Công ty CP Thủy sản Thông Thuận - Hà Tĩnh (Cương Gián, Nghi Xuân) đã đầu tư xây dựng thêm 1 trại nuôi tôm bố mẹ và 10 trại nuôi tôm giống.


Cán bộ Chi cục Thuỷ sản Hà Tĩnh đến kiểm tra sản xuất giống tại Công ty CP Thủy sản Thông Thuận – Hà Tĩnh.

Cùng với đó, đầu năm 2021, Công ty CP Thủy sản Thông Thuận - Hà Tĩnh nhập thêm 615 con tôm bố mẹ dòng Sis Superior (dòng tôm bố mẹ có tốc độ lớn nhanh nhất từ trước đến nay của Công ty Shrimp Improvement Systems - PV). Ngành chuyên môn Hà Tĩnh đã tiếp cận với lô tôm giống này để trực tiếp kiểm tra hồ sơ nhập khẩu và lấy mẫu xét nghiệm theo quy trình.


Đầu năm 2021, Công ty CP Thủy sản Thông Thuận - Hà Tĩnh nhập thêm 615 con tôm bố mẹ dòng Sis Superior.

Bà Đặng Thị Thu Hoàn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: “Công ty CP Thủy sản Thông Thuận là đơn vị cung ứng trên 20% nguồn giống cho người nuôi tôm Hà Tĩnh. Vì thế, công tác kiểm tra, giám sát ở đây luôn phải thực hiện nghiêm túc, bài bản để đảm bảo chất lượng con giống khi xuất ra thị trường.

Đối với lô nhập khẩu tôm bố mẹ từ nước ngoài về lần này, công ty có đầy đủ giấy tờ theo quy định, các mẫu xét nghiệm đều cho kết quả âm tính. Cùng với đó, dưới sự giám sát của chuyên môn, đơn vị cũng đã tiêu huỷ số tôm bố mẹ không còn đạt chất lượng tại trại nuôi. Vào giữa tháng 4, công ty tiếp tục nhập thêm một lô tôm giống bố mẹ mới về, chúng tôi sẽ theo dõi và kiểm tra theo quy định".



Thời điểm này, người nuôi tôm tại Hà Tĩnh đang bước vào đợt thả giống quy mô lớn cho vụ tôm xuân - hè.

Ông Võ Châu Trọng - Giám đốc Công ty CP Thủy sản Thông Thuận - Hà Tĩnh cho biết: "Đối với tôm giống, trước khi xuất bán, công ty có bộ phận kỹ thuật lấy mẫu kiểm tra các tiêu chuẩn (kích cỡ xuất bán, tỷ lệ phân đàn, test các loại bệnh…); được các cơ quan quản lý lấy mẫu xét nghiệm, làm kiểm dịch, xuất hóa đơn. Chúng tôi cung cấp thông tin nguồn gốc, xuất xứ cho từng lô tôm với mỗi khách hàng”.

Thời điểm này, người nuôi tại Hà Tĩnh đã và đang chuẩn bị xuống giống vụ xuân - hè, vì thế, công tác quản lý chất lượng tôm giống đầu vào cũng được chính quyền các cấp chủ động thực hiện nhằm hạn chế mầm bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm nuôi, đảm bảo vụ nuôi thắng lợi.

Bà Huỳnh Thị Ánh Diệu - Phó phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà cho biết: “Huyện đã quán triệt với người nuôi tôm chỉ nhập giống chất lượng, có nguồn gốc tại các doanh nghiệp uy tín. Đến nay, khoảng gần 43 ha/266 ha diện tích tại các vùng nuôi tôm trên địa bàn xuống giống với số lượng gần 20 triệu con. Nguồn giống tôm chủ yếu được mua từ các công ty lớn tại tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận".

Những năm gần đây, Hà Tĩnh đang có bước chuyển đổi nhanh từ nuôi quảng canh, bán quảng canh sang nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao. Người nuôi tôm theo hình thức này tại các địa phương đặc biệt quan tâm và chú trọng đến chất lượng nguồn giống khi nhập về.


Đối với nuôi tôm thâm canh công nghệ cao, nguồn giống chất lượng mới hạn chế được ảnh hưởng của dịch bệnh.

Anh Hồ Quang Dũng (xã Xuân Phổ, Nghi Xuân) cho hay: “Con giống là yếu tố quyết định thành công cho vụ nuôi. Con giống khoẻ sẽ hạn chế được dịch bệnh, sức đề kháng tốt, nuôi nhanh lớn nên chúng tôi chỉ nhập từ các công ty có uy tín. Trong đợt 1 của vụ tôm xuân - hè, hơn 1,5 triệu con giống của Tập đoàn Việt - Úc, Công ty CP Thủy sản Thông Thuận - Hà Tĩnh đã được đưa vào các nhà ươm sau đó mới thả ra môi trường tự nhiên để nuôi tiếp”.

Theo ông Lưu Quang Cần - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, trong những năm qua, công tác quản lý kiểm dịch, chất lượng tôm giống tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo. Theo đó, nhận thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng tôm giống cũng ngày càng tăng lên; góp phần hạn chế các loại dịch bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm nuôi.


Người nuôi tôm tại Hà Tĩnh đang chuẩn bị kỹ lưỡng cho vụ tôm này, kỳ vọng đạt được nhiều thắng lợi. Ảnh tư liệu

Tuy vậy, hiện nay, phần lớn tôm giống tại Hà Tĩnh vẫn chủ yếu được nhập từ các tỉnh khác nên việc kiểm tra, theo dõi cần được quan tâm, thực hiện hơn để đảm bảo an toàn, phát triển hoạt động nuôi trồng bền vững.

Đặc biệt, người nuôi tôm phải tự nâng cao ý thức về nguồn giống của cơ sở mình nhập về. Theo đó, cần có hợp đồng ký kết để ràng buộc trách nhiệm của công ty, đơn vị cung ứng giống với cơ sở nuôi; theo dõi hồ sơ, chứng từ, thông tin về lô hàng nhập về, tránh thiệt hại cho cơ sở về sau.

Cùng với đó, các địa phương tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định về kiểm dịch, chất lượng các lô tôm giống; xử lý nghiêm đối với các tổ chức cá nhân vi phạm theo quy định.

Theo thông tin từ Chi cục Thuỷ sản Hà Tĩnh, vụ tôm xuân - hè năm nay, toàn tỉnh dự kiến sẽ sản xuất trên diện tích 2.526 ha với hơn 869 triệu con giống. Trong đó, TP Hà Tĩnh 310 ha, TX Kỳ Anh 510 ha, Kỳ Anh 591 ha, Nghi Xuân 424 ha, Cẩm Xuyên 300 ha, Thạch Hà 266 ha, Lộc Hà 125 ha.
Đến nay, các địa phương đã xuống giống được trên 400 ha, tập trung ở vùng nuôi tôm trên cát thuộc các huyện: Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Nghi Xuân...
Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 30/03/2021
Thái Oanh
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 19:06 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 19:06 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 19:06 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 19:06 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 19:06 28/03/2024