Quản lý tồn dư hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm nước lợ

Để việc xuất khẩu tôm thuận lợi, đòi hỏi việc quản lý chất lượng tồn dư hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm nước lợ là vấn đề rất quan trọng. Do đó, tại Hội nghị trực tuyến cùng các tỉnh ven biển trong tháng 7 vừa qua, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Lê Bá Anh đã đưa ra một số giải pháp cho địa phương trong công tác quản lý và các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất chế biến tôm xuất khẩu.

hóa chất nuôi tôm
Tồn dư hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm nước lợ cần quản lý chặt chẽ. Ảnh: Công ty Tin Cậy.

Đối với các địa phương, trong công tác quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thực hiện hiệu quả kế hoạch đã được phê duyệt của Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi (bao gồm tôm nuôi) theo địa bàn quản lý để kịp thời phát hiện cảnh báo và truy xuất, xử lý tận gốc đối với cơ sở nuôi, sản xuất, kinh doanh vi phạm các quy chế về tồn dư hóa chất, kháng sinh; chủ động, tích cực kiểm tra, kiểm soát tạp chất trong tôm theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Công văn số 3556/VPCP-NN, ngày 2-5-2019; của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 4119/BNN-QLCL, ngày 13-6-2019 về việc tiếp tục triển khai kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất và quy định của Thông tư số 07/2018/TT-BNNPTNT, ngày 10-7-2018.

Đồng chí Lê Bá Anh cũng đề nghị cần phải thường xuyên đánh giá diễn biến thị trường, đề xuất các giải pháp, kịp thời thông tin tuyên truyền để người dân biết, có kế hoạch sản xuất phù hợp. Đồng thời cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng có liên quan về các quy định của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, chế biến để tạo ra sản phẩm tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp, đồng chí Lê Bá Anh nêu các giải pháp trong chuỗi sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu, đó là: thúc đẩy phát triển vùng nuôi, tăng sản lượng giúp giảm giá thành tôm nguyên liệu. Tăng cường đầu tư công nghệ chế biến, gia tăng giá trị, đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu; phát triển nuôi tôm hữu cơ, tôm sinh thái nhằm tăng giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường bền vững; chủ động nghiên cứu, nắm bắt rõ các thủ tục, cập nhật quy định của các thị trường để giảm thiểu rủi ro trong quá trình xuất khẩu. Thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo HACCP, hệ thống truy xuất nguồn gốc; quy định IUU và khai báo xuất xứ tôm xuất khẩu vào Mỹ theo DS2031.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng Huỳnh Ngọc Nhã cho biết: “Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, diện tích nuôi tôm theo kế hoạch hàng năm hơn 51.000ha. Với diện tích lớn nêu trên thì sản lượng tôm nuôi khá lớn. Cùng với đó, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm trên địa bàn tỉnh với hàng chục nhà máy, việc chế biến tôm của các công ty, doanh nghiệp tại tỉnh chủ yếu phục vụ thị trường xuất khẩu... Vì vậy, với các giải pháp mà Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Lê Bá Anh gợi ý sẽ góp phần cho địa phương nuôi tôm và doanh nghiệp tiếp tục quan tâm hơn nữa trong việc thực hiện các giải pháp kiểm soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất”.

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 27/08/2021
Thúy Liễu
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 11/12/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:00 09/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 10:13 08/12/2023

Giải pháp nâng cao tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân, góp phần thay đổi diện mạo những vùng quê nông thôn ven biển Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, bà con nuôi tôm đang đối diện nhiều thách thức.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:15 07/12/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 01:23 12/12/2023

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 01:23 12/12/2023

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 01:23 12/12/2023

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 01:23 12/12/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 01:23 12/12/2023