Quan ngại về báo cáo dòng chính sông Mê Kông

Bản dự thảo kết luận về tác động của các thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố mới đây đã dấy lên nhiều mối quan ngại

khu đất ngập nước
Khu đất ngập nước Ramsar Tràm Chim (Đồng Tháp) bị đe dọa nghiêm trọng bởi các thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông

Năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường  (TN-MT) bắt đầu dự án nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông (gọi tắt là MDS), đơn vị tư vấn thực hiện là Viện Thủy lợi Đan Mạch (DHI). Phạm vi nghiên cứu bao gồm 13 tỉnh, thành ĐBSCL và 14 tỉnh vùng Biển Hồ - Campuchia.

“Chìa khóa” quan trọng

Trước đó, theo đề nghị của các nước thành viên Ủy ban sông Mê Kông, Lào nên hoãn việc xây dựng các con đập trên dòng chính trong10 năm hoặc ít nhất là cho đến khi Việt Nam hoàn thành nghiên cứu MDS. Mục đích của dự án nhằm bảo đảm an toàn ĐBSCL, nguồn tài nguyên, nền kinh tế và hệ tự nhiên để bảo đảm sự tiếp diễn đời sống lành mạnh của các cộng đồng và sinh kế của họ ở ĐBSCL... Vì thế, kết luận nghiên cứu là một chìa khóa quan trọng cho thế cuộc ở hạ nguồn sông Mê Kông.

Bản dự thảo báo cáo vừa được DHI hoàn thành vào tháng 10-2015. Về lĩnh vực đánh bắt thủy sản, dự thảo báo cáo kết luận tổng lượng sụt giảm thực tế của sản lượng cá trên đồng bằng sông Mê Kông, vùng đồng bằng ngập nước của Campuchia và Tonle Sap tương đối nhỏ, chỉ lần lượt là 1.206 tấn, 2.572 tấn và 56 tấn, tổng cộng 3.834 tấn. Mức tổn thất các loài thủy sinh khác cũng không lớn, lần lượt là 227 tấn, 462 tấn và 10,5 tấn, tổng cộng 700 tấn. Do đó, không có thay đổi lớn về sản lượng thủy sản đánh bắt. Về bồi lắng chất dinh dưỡng, kết luận là mức suy giảm bồi lắng chất dinh dưỡng có thể gây ra việc suy giảm cục bộ mức độ phong phú của một số loài động - thực vật trong và gần các điểm nóng đa dạng sinh học, tuy nhiên không đến mức có thể làm suy giảm mạnh hoặc biến mất loài. Về đa dạng sinh học, tối đa khoảng 10% các loài cá hiện có ở sông Mê Kông của Việt Nam và phía Nam Campuchia, bao gồm sông Tonle Sap và Biển Hồ, có thể bị tuyệt chủng trong lưu vực sông Mê Kông do các đập thủy điện trên dòng chính sẽ chặn đường di chuyển của chúng đến và đi từ sinh cảnh quan trọng dưới hạ nguồn. Tất cả loài cá còn lại sẽ bị suy giảm đáng kể trong khu vực. Đặc biệt, hoạt động của các đập thủy điện sẽ thay đổi môi trường sống, chia cắt sinh cảnh, gián đoạn di cư, thay đổi số lượng mồi dẫn đến sự tuyệt chủng của cá heo Irrawaddy - loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cao trên thế giới. Thậm chí, cả sản lượng lúa sụt giảm cũng không đáng kể, cụ thể ở Campuchia sụt giảm 3,7% và ở Việt Nam là 2,3%.

Nhiều lỗ hổng, sai sót

Những kết luận này đang gây thất vọng cho một bộ phận không nhỏ các nhà khoa học và dư luận. Tuy nhiên, theo PGS-TS Lê Anh Tuấn, Trường ĐH Cần Thơ, thất vọng đó là điều tất yếu và đã nhìn thấy từ trước vì từ phương pháp tiếp cận cho đến kỹ thuật nghiên cứu đều có quá nhiều lỗ hổng và sai sót. Được biết, ông Tuấn và một số nhà khoa học khác ở ĐBSCL đã soạn một bản kiến nghị về vấn đề này để trình lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN-MT cũng như Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam. Về phương pháp, nhóm cho rằng khung nghiên cứu của dự án còn nhiều thiếu sót; nghiên cứu thiếu xem xét tác động đối với quá trình kiến tạo đồng bằng; nghiên cứu chỉ đánh giá từng ngành riêng lẻ, thiếu xem xét sự tương tác giữa các ngành, các yếu tố… Bên cạnh đó, phần nghiên cứu về xã hội rất hạn hẹp, chỉ tập trung vào sinh kế của một số nhóm trực tiếp nên sẽ không phản ánh được đủ giá trị tổn thất của thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông đối với ĐBSCL. Về kỹ thuật, báo cáo MDS còn thiếu nhiều dữ liệu, chất lượng số liệu phải xem xét lại, thiếu tác nhân con người và công trình bên ngoài (các con đập của Trung Quốc và tác động của biển lên đồng bằng).

Ngoài ra, một số vấn đề trong báo cáo MDS chưa cho thấy nhóm nghiên cứu hiểu rõ tình hình thực tế và các yếu tố tương tác phức tạp của ĐBSCL. Chẳng hạn, trong đánh giá điều kiện nền của nghiên cứu này có nhiều tuyên bố cho rằng một phần vùng ngập lũ ở ĐBSCL đã bị cắt đứt khỏi dòng sông do đê bao, không nhận phù sa, không nhận nguồn lợi thủy sản. Tuyên bố này không phù hợp. Thứ nhất, nó hàm ý rằng ĐBSCL phần lớn là “tự diễn biến” nên “không còn gì nhiều để mất”. Thứ hai, các vấn đề nội tại hiện nay của ĐBSCL chỉ là tạm thời và đang được giải quyết bằng nhiều biện pháp, chẳng hạn diện tích đê bao khép kín vẫn khá nhỏ so với vùng ngập lũ của ĐBSCL và không mở rộng thêm. Thứ ba, nhiều địa phương đã có chủ trương xả lũ hằng năm để nhận vào phù sa, nguồn lợi thủy sản, rửa đồng ruộng. Thứ tư, trong nông nghiệp cũng có nhiều biện pháp mới giảm thiểu hóa chất như “ruộng lúa bờ hoa” đang rất phổ biến ở tất cả các tỉnh.

Những thiếu sót này cần được đơn vị tư vấn và Bộ TN-MT nghiêm túc tiếp nhận và khắc phục để nâng cao chất lượng báo cáo.

Bị uy hiếp bởi nước biển dâng

Theo nhóm các nhà khoa học ở ĐBSCL, châu thổ sông Mê Kông là 1 trong 3 châu thổ lớn trên thế giới bị uy hiếp nghiêm trọng bởi nước biển dâng. Châu thổ, đặc biệt là ĐBSCL, vùng giao thoa giữa 2 quá trình sông và biển. Nếu quá trình sông yếu đi vì một lý do nào đó, xây các đập thủy điện chẳng hạn thì quá trình biển sẽ mạnh lên tương ứng. Phần lãnh thổ Việt Nam của châu thổ sông Mê Kông đã phải đối phó với tác động kép của nguồn nước trên thượng nguồn có nguy cơ bị suy giảm và nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

Người lao động, 03/11/2015
Đăng ngày 03/11/2015
Bài và ảnh: Minh Khanh
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 00:08 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 00:08 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 00:08 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:08 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 00:08 22/12/2024
Some text some message..