Quảng Nam: Nuôi an toàn sinh học để cứu nghề nuôi tôm!

Trong bối cảnh dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ thường xuyên xảy ra thì việc áp dụng các giải pháp nuôi tôm an toàn sinh học là hướng đi phù hợp để phát triển bền vững.

ao nuôi tôm
Nuôi tôm an toàn sinh học trở nên cấp thiết tại Quảng Nam. Ảnh: Việt Nguyễn.

Cần thay đổi

Nuôi tôm nước lợ đang bước vào vụ 2 nhưng phần lớn cánh đồng nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng triều lại tiêu điều. Theo Sở NN&PTNT, chưa có thống kê cụ thể về số diện tích nuôi tôm nước lợ bị hoang hóa vì nuôi quảng canh, vụ này nông hộ bỏ trống ao nuôi nhưng ở vụ khác thì lại đầu tư sản xuất.

Ở thôn Phương Tân (xã Bình Nam, Thăng Bình), hộ ông Trần Thế Cảnh nuôi tôm thẻ chân trắng trên 4 ao nuôi có tổng diện tích 800m2. Điều đáng nói là ở cả 4 vụ nuôi trong năm 2019 và năm 2020 này, tôm nuôi của ông Cảnh đều chết hàng loạt, thua lỗ. Ông Cảnh nói, môi trường nước quanh khu vực sông Trường Giang chảy qua địa bàn quá ô nhiễm, cải tạo kiểu gì thì nước trong ao nuôi cũng không sạch, bệnh phát sinh, tấn công khiến tôm nuôi bị chết đột ngột. 

Theo bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam, đáng báo động là trong quá trình nuôi tôm, nông hộ không xử lý chất thải mà xả thẳng ra môi trường bên ngoài. Chất bẩn cộng với biến đổi thời tiết khiến chất lượng nguồn nước suy giảm mạnh. Nhiều nơi, nguồn nước nuôi tôm bị biến động, nhiễm mặn nghiêm trọng...

“Chỉ riêng những độc tố phát sinh ra trong ao nuôi tôm do nông hộ dùng hóa chất khiến tôm nuôi còi cọc, bị bệnh. Khi tôm bị bệnh, việc nông hộ sử dụng kháng sinh để phòng và trị bệnh trong thời gian dài làm tăng mức độ kháng thuốc của vi khuẩn có trong hệ tiêu hóa tôm nuôi. Khi sức đề kháng của tôm không còn, tất yếu sẽ chết” - bà Phạm Thị Hoàng Tâm nói.

Theo Sở NN&PTNT, đã đến lúc nông hộ nuôi tôm cần thay đổi, tiếp cận theo hướng an toàn sinh học. Hệ thống này gồm nhiều quy trình, trước hết, sử dụng tôm giống có chất lượng tốt, được kiểm dịch. Trước khi nuôi tôm, ao nuôi cần được cải tạo kỹ càng. Trong quá trình nuôi tôm, nông hộ cần hạn chế tốt nhất các yếu tố có thể gây bệnh cho tôm. Thay nước trong ao được nông hộ xem là giải pháp đơn giản nhất để hạn chế sự cố. Tuy nhiên, việc để nước ra vô hệ thống liên tục, thiếu kiểm soát chặt chẽ tiềm ẩn nhiều khả năng lây nhiễm mầm bệnh. Giảm thiểu nước ra vào hệ thống nuôi là biện pháp chính để hạn chế sự xâm nhập của các mầm bệnh. Điều này giúp chất lượng nước lưu thông trong ao nuôi được ổn định, giảm áp lực lên sức khỏe của tôm nuôi.

Đồng bộ giải pháp

Ở các khu vực nuôi tôm quy mô lớn theo hướng công nghiệp trên địa bàn tỉnh, bất cứ ai cũng phải rửa tay chân bằng dung dịch sát khuẩn, sử dụng trang phục bảo hộ mới được vào các ao nuôi tôm.

Ông Nguyễn Văn Vĩnh - phụ trách kỹ thuật của Công ty TNHH Đầu tư thủy sản công nghệ cao Nam Mỹ (nuôi tôm ở thôn Kỳ Trân, xã Bình Hải, Thăng Bình) cho biết, sau khi kiểm định chất lượng tôm giống tốt, công đoạn theo dõi bệnh là một phần thiết yếu của chương trình nuôi tôm an toàn sinh học. Thức ăn dùng cho tôm nuôi phải sạch và tươi. Xử lý và lưu trữ thức ăn đúng cách sẽ làm giảm loại thức ăn mang mầm bệnh cho tôm nuôi. Nếu không may trong ao nuôi có tôm chết phải chôn cẩn thận để giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho đàn tôm nuôi. Để các yếu tố trên phát huy hiệu quả, nhất thiết người nuôi tôm phải thiết kế, bố trí hệ thống các ao nuôi tôm liên hoàn, khoa học, tuân thủ chặt chẽ các quy định kiểm dịch cho tôm nuôi.

“Tuân thủ các nguyên tắc về an toàn sinh học và quản lý tốt nuôi tôm sẽ ngăn chặn được nhiều loại bệnh, khống chế dịch bệnh bùng phát, phá hoại tôm nuôi” - ông Vĩnh nói. 

Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, để nuôi tôm an toàn sinh học hiệu quả, nông hộ cần áp dụng các chế phẩm sinh học được làm từ chuối, ổi, sả... Ngoài tác dụng đối với con tôm, chế phẩm sinh học còn góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe con người, đáp ứng các tiêu chí an toàn thực phẩm khi xuất khẩu. Chế phẩm sinh học có 2 nhóm chính là dùng để xử lý nước ao nuôi và hỗ trợ hệ tiêu hóa cho tôm. Chế phẩm sinh học được sử dụng theo nhiều cách, đưa vào cơ thể tôm qua đường thức ăn hoặc bổ sung trực tiếp vào ao nuôi để tăng cường phân hủy sinh học, tạo môi trường thân thiện, tăng khả năng sống cho tôm...

“Chế phẩm sinh học có kết quả tốt và đạt kỳ vọng khi ao nuôi được quản lý tốt và dùng các chủng vi sinh vật đã thông qua chọn lọc kỹ lưỡng, phù hợp với môi trường nuôi tôm” - ông Ngô Tấn nói.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 02/07/2020
Đăng Cao
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 19:31 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 19:31 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:31 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 19:31 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:31 16/04/2024