Quảng Nam: Thành công mô hình chuyển đổi trong ao nước lợ

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông Khuyến lâm Núi Thành triển khai thực hiện mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, cá điêu hồng trong ao nước lợ tại hai hộ ông Hồ Đình Đồng và ông Trần Quang Linh ở thôn Phú Tân, xã Tam Xuân 1 trên diện tích 1,1 ha.

nuôi cá rô phi đơn tính
Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính và điêu hồng tại Tam Xuân 1, Núi Thành

Cá giống thả nuôi đạt các tiêu chuẩn, chất lượng tốt, kích cỡ từ 5cm trở lên và đồng đều.

Qua thời gian 4 tháng thả nuôi, vừa qua, Trung tâm tổ chức hội thảo đầu bờ để đánh giá kết quả của mô hình nhằm khuyến cáo nhân rộng trong thời gian tới. Hiện tại cá đã đạt trọng lượng trung bình 350gam/con, có con đạt 500 gam, tỷ lệ sống ước đạt 75%, sản lượng đạt 7,2 tấn, với giá bán 35.000 đồng/kg, tổng thu của mô hình là 252 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, lãi của mô hình gần 80 triệu đồng. Nếu đến cuối tháng 9, cá đạt trọng lượng 500 gam/con trở lên, thu hoạch toàn bộ với sản lượng hơn 9 tấn, giá bán có thể đạt 40.000 đồng/kg, lợi nhuận của mô hình đến 120 triệu đồng.

Ông Hồ Đình Đồng cho biết, muốn nuôi thành công dù là đối tượng nào cũng đòi hỏi phải am hiểu kỹ thuật, nuôi đúng qui trình, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đối tượng nuôi, quản lý môi trường thật tốt, có vốn đầu tư và đầu tư đúng cách. Từ kết quả của mô hình, ông dự định năm tới sẽ tiếp tục đầu tư nuôi cá rô phi, điêu hồng kết hợp tôm sú, tôm thẻ chân trắng hoặc cua.

Ông Trần Quang Liên, có diện tích ao nuôi 2000 m2 cũng đã nuôi cá điêu hồng, rô phi cho biết thêm, hiệu quả của mô hình nuôi cá so với nuôi tôm thì không lớn, nhưng mô hình này dễ áp dụng, chi phí vừa phả,i phù hợp với đa số người dân, nuôi có lãi và ổn định.

Trong giai đoạn hiện nay, thành công của các mô hình chuyển đổi này có ý nghĩa rất lớn, phù hợp với chủ trương và khuyến cáo của Ngành, mở ra hướng đi vững chắc trong nuôi thủy sản nước lợ của địa phương và của tỉnh nhà. Để mô hình chuyển đổi được áp dụng rộng rãi vào sản xuất, góp phần phát triển nuôi thủy sản nước lợ trong thời gian đến ổn định hơn thì cần có nhiều giải pháp đồng bộ hơn nữa như: phải từng bước đa dạng đối tượng nuôi, chuyển đổi dần sang nuôi tôm kết hợp với nuôi các đối tượng khác; bố trí mùa vụ nuôi sao cho hợp l; đồng thời tìm hiểu nhu cầu của thị trường để gắn kết việc sản xuất với khâu tiêu thụ được thuận lợi hơn./.

Khuyến Nông VN
Đăng ngày 04/09/2013
Nguyễn Thị Đồng - TTKNKN Quảng Nam
Nuôi trồng

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 13:56 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 13:56 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 13:56 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 13:56 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 13:56 18/11/2024
Some text some message..