Quảng Nam: Thay đổi đối tượng thả nuôi trong ao nước lợ: Hướng đi mới

Trong khi nghề nuôi tôm nước lợ liên tục thất bát trên địa bàn huyện Núi Thành thì mô hình nuôi cá diêu hồng, rô phi đơn tính của một nhóm hộ ở thôn Phú Tân (xã Tam Xuân 1) đem lại hiệu quả cao, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi thủy sản nước lợ ở địa phương.

Mô hình nuôi cá diêu hồng
Mô hình nuôi cá diêu hồng của nhóm hộ ông Đồng đạt hiệu quả. Ảnh: V.P

Hơn 1,1ha mặt nước ao nuôi ven sông Truờng Giang (thuộc thôn Phú Tân, xã Tam Xuân 1) của nhóm hộ ông Hồ Đình Đồng nhiều năm liền nuôi tôm nước lợ thường xuyên bị thua lỗ và đã có thời kỳ phải bỏ hoang. Đầu năm 2013, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh, Trạm Khuyến nông – khuyến lâm huyện Núi Thành triển khai mô hình nuôi cá diêu hồng và rô phi đơn tính trong diện tích ao nước lợ này. Với mật độ giống thả nuôi 2,5 con/m2, cách đây hơn 4 tháng, nhóm hộ ông Đồng thả nuôi 27.500 con cá diêu hồng và cá rô phi đơn tính, trong đó số lượng cá diêu hồng chiếm tỷ lệ 80%, rô phi đơn tính 20%. Với việc dùng thức ăn công nghiệp dạng viên, qua 4 tháng nuôi, cá diêu hồng và rô phi đơn tính trong ao nuôi đã sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 75%, trọng lượng cá bình quân 350gram/con, sản lượng thu hoạch đạt 7.200kg.

Theo ước tính, tổng chi phí tiền giống, thức ăn và các chi phí khác là 175 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ hơn 76,5 triệu đồng. Bán 7.200kg cá thu hoạch theo giá thị trường với 35 nghìn đồng/kg, nhóm hộ ông Đồng đạt doanh thu 252 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 77 triệu đồng. Ông Đặng Văn Quang, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông – khuyến lâm huyện Núi Thành nhận xét: “Lãi 77 triệu đồng trên diện tích 1,1ha mặt nước trong thời gian 4 tháng so với nuôi tôm là không lớn, nhưng mô hình đã mở ra hướng nuôi mới cho bà con nông - ngư dân và cũng là định huớng trong phát triển nghề nuôi thủy sản nước lợ ở huyện Núi Thành trong lúc nghề nuôi tôm đang gặp khó khăn”.

Thực tế cho thấy, mô hình cá diêu hồng và rô phi đơn tính trong ao nước lợ dễ thực hiện và có thể nhân ra diện rộng ở các địa bàn. Khi thực hiện mô hình chỉ cần áp dụng một số quy trình kỹ thuật như xử lý ao nuôi, đảm bảo độ mặn thấp, cải tạo ao nuôi thật kỹ, tạo môi trường thích hợp cho loài cá diêu hồng, rô phi sinh trưởng.  Ông Hồ Đình Đồng - chủ mô hình, nói: “Đối với cá diêu hồng và rô phi đơn tính, việc thả giống không đòi hỏi các công đoạn khắt khe như thả tôm sú hay tôm thẻ chân trắng nhưng cũng cần bón vôi diệt khuẩn, tăng độ pH và diệt các loài cá tự nhiên để cá phát triển. Khi thả cá giống nên thả vào sáng sớm và cho ăn ngày 2 lần, buổi chiều tối cho ăn nhiều hơn”.

Huyện Núi Thành là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ rất lớn với 1.500ha mặt nước ao nuôi, chiếm 2/3 tổng diện tích nuôi của toàn tỉnh. Nhiều năm qua, việc nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng đem lại hiệu quả không cao, tình trạng bỏ hoang ao nuôi ngày càng nhiều. Do vậy, mô hình nuôi cá diêu hồng, rô phi đơn tính của nhóm hộ ông do Trạm Khuyến nông – khuyến lâm huyện thực hiện đem lại hiệu quả cao đã mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ ở đây. Từ kết quả đó, huyện Núi Thành đang vận động nông - ngư dân nhân rộng mô hình và tiếp tục hỗ trợ bà con nuôi thêm các loài thủy sản nước lợ mới như cá chim vây vàng, cá dìa, cá lăng, cá thát lát cườm… nhằm phát huy hiệu quả kinh tế.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 10/09/2013
VĂN PHIN
Nuôi trồng

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 10:18 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 14:49 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 14:49 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 14:49 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 14:49 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 14:49 18/02/2025
Some text some message..