Quảng Ngãi: Nhiều cảng cá "kêu cứu" vì ô nhiễm

Hiện nay, các cảng cá và cảng neo trú tàu thuyền trên địa bàn tỉnh hiện đang trong tình trạng bị ô nhiễm nghiêm trọng.

rác thải cảng cá
Ngư dân sống chung với ô nhiễm từ nhiều năm nay. Ảnh: VOV

Người dân bức xúc 

Cảng cá Sa Huỳnh, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) hiện đang bị ô nhiễm cả về rác thải, nước thải, bốc mùi hôi thối. Trong khu vực cảng cá, rác thải, chất thải và xác hải sản vung vãi khắp nơi. Dọc cầu cảng, nhiều tàu cá đang được ngư dân vệ sinh, bơm nước rửa hầm cá đen ngòm, rồi xả thẳng xuống biển. Ở góc phía nam cảng cá Sa Huỳnh, sóng biển đưa rác thải tập kết thành “bè”, bám vào tuyến kè chắn sóng. Ông Trần Đình Kiên, ở tổ dân phố Thạnh Đức 2, phường Phổ Thạnh cho biết, ngoài các tàu cá, khu vực biển Sa Huỳnh ô nhiễm là do hoạt động của một số cơ sở thu mua và chế biến hải sản xả nước thải, chất thải ra biển. Mùa nắng, hoặc mỗi khi nước thủy triều rút, khu vực này toàn rác, mùi hôi nồng nặc. Mỗi khi gió lên, mùi hôi thối xộc vào nhà, gây bức xúc trong nhân dân.

Còn tại cảng cá Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), tình trạng ô nhiễm cũng ngày càng nghiêm trọng, dù có hệ thống lắng lọc nước thải. Khu vực tập kết cá không đảm bảo vệ sinh do nước thải, chất thải. Trên cầu cảng, sau khi hoàn tất việc thu mua và vận chuyển cá, thì nước thải rửa cá, xác hải sản bị vứt xuống biển. Điều đáng lo ngại nữa là, ngay tại khu vực này, một số tàu cá cập bến bốc dỡ hải sản sử dụng nước biển tại chỗ để bơm vào khoang nhằm rã đông hải sản. Dù biết nước bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh, nhưng các ngư dân vẫn sử dụng để rã đông cá vì cho rằng đỡ tốn chi phí. 

rác thải
sóng biển đưa rác thải tập kết thành “bè”, bám vào tuyến kè chắn sóng. Ảnh: VOV

Cần giải pháp căn cơ

Cảng cá Sa Huỳnh được đầu tư hệ thống hạ tầng từ năm 2008, đến nay đã hư hỏng, xuống cấp. Dù là cảng chuyên dụng để thu mua, vận chuyển cá, nhưng tàu thuyền cập thẳng vô bến, không có chỗ neo đậu phía ngoài. Ban Quản lý Các cảng cá tỉnh đã phối hợp với các hội, đoàn thể và chính quyền địa phương triển khai thực hiện một số biện pháp như thu gom và xử lý nước thải, rác thải của các khu dân cư; kiểm tra, xử lý đối với các đơn vị kinh doanh chế biến thủy sản; xử phạt các tàu neo đậu gây mất vệ sinh; phát động việc thu gom rác thải khu vực âu thuyền... Tuy nhiên, những giải pháp trên chưa thật triệt để, thiếu hiệu quả, nên tình trạng ô nhiễm vẫn đâu lại vào đó. Đây là thực trạng chung kéo dài nhiều năm tại 5 cảng cá và cảng neo trú tàu thuyền, gồm: Sa Huỳnh, Mỹ Á (TX.Đức Phổ); Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi) và cảng Lý Sơn (Lý Sơn).

Từ thực trạng trên, năm 2021, ngành nông nghiệp triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, sửa chữa, hoàn thiện hạ tầng 5 cảng cá và cảng neo trú tàu thuyền. Trong đó, ưu tiên xây dựng trạm xử lý nước thải, hệ thống thu gom nước thải tại các cảng Lý Sơn, Sa Huỳnh, Sa Kỳ và Tịnh Hòa... với tổng kinh phí 32 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình triển khai dự án gặp vướng mắc, nhất là diện tích đất tại các cảng không đủ để thực hiện đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, nên hiện tại vẫn còn ngổn ngang.

Môi trường là một trong những tiêu chí đánh giá của Ủy ban Châu Âu để quyết định gỡ “thẻ vàng” thủy sản. Vì vậy, cùng với việc tập trung rà soát, đánh giá thực trạng của các cảng cá trên địa bàn để tích hợp, cập nhật đưa vào quy hoạch chung của tỉnh, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra và xử lý nghiêm các chủ tàu có hành vi gây ô nhiễm môi trường. 

Đối với các doanh nghiệp thu mua và chế biến thủy sản, Ban Quản lý Các cảng cá tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát và yêu cầu các cơ sở thu mua, chế biến hải sản trong cảng phải thu gom, xử lý sơ bộ nước thải trước khi đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật cho phép trước khi thải ra môi trường. Về lâu dài, Sở NN&PTNT tranh thủ các nguồn vốn từ trung ương, cũng như kiến nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ đầu tư nâng cấp hạ tầng các cảng cá trên địa bàn tỉnh, đảm bảo các tiêu chuẩn hoạt động, cũng như xử lý hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 21/03/2022
Mỹ Hoa
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 19:41 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 19:41 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 19:41 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:41 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 19:41 26/12/2024
Some text some message..