Quảng Ngãi: "Bán 15 tấn hải sản, chỉ được trả tiền 10 tấn"

Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Lý Sơn) về tình trạng ngư dân bị “đầu nậu” ép giá, “trừ hao” trọng lượng. Nguyên nhân chính yếu là do Lý Sơn chưa phát triển được dịch vụ hậu cần nghề cá, chưa có doanh nghiệp nào uy tín đứng ra thu mua hải sản cho ngư dân.

tàu đánh cá
Cứ bình quân 15 tấn hải sản, ngư dân lại bị “trừ hao” trọng lượng và chỉ được trả tiền 10 tấn hải sản.

Ngư dân “ngậm bồ hòn”

Lý Sơn có 415 tàu đánh bắt, sản lượng khai thác bình quân hằng năm luôn đạt trên 30.000 tấn. Tuy nhiên, hầu hết ngư dân huyện đảo này đều chỉ có thể tìm về các cảng cá khắp trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ, vì huyện vẫn chưa có cơ sở thu mua, chế biến hải sản nào. Vì thế mà cứ bình quân 15 tấn hải sản, ngư dân bị “trừ hao” đi 5 tấn.

“Chi phí cho mỗi chuyến vươn khơi dài ngày luôn dao động từ 300-500 triệu đồng. Nhiều lúc để có tiền mua nhiên liệu vươn khơi, ngư dân chúng tôi phải vay mượn của các đầu nậu. Bởi thế nên khi bán hải sản đánh bắt được cho đầu nậu, chúng tôi chẳng những bị ép giá mà còn bị trừ hao trọng lượng. Hoặc dù không vay tiền của đầu nậu, thì ngư dân chúng tôi mỗi lần trúng mùa, sản lượng khai thác nhiều, đều thường xuyên bị ép giá như vậy”, ngư dân Huỳnh Văn Lắm, xã An Hải,  cho biết.

“Trước đây, cứ 12-13 tấn, ngư dân chúng tôi được trả tiền 10 tấn. Nhưng giờ, phải 14-15 tấn hải sản, thậm chí 17 tấn, chúng tôi mới được trả tiền 10 tấn”, ngư dân Nguyễn Văn Đại, chủ tàu công suất 495 CV ở xã An Vĩnh, khẳng định.

HTX dịch vụ hậu cần vẫn còn trên “giấy”

Xác định kinh tế biển là mũi nhọn, thế nhưng đến nay, huyện Lý Sơn mới chỉ tập trung vào khai thác, đánh bắt chứ chưa phát triển được dịch vụ hậu cần nghề cá. “Vì chưa có dịch vụ hậu cần nghề cá nên khi đánh bắt xong, ngư dân không chỉ tốn thêm chi phí nhiên liệu để vào đất liền bán hải sản,  mà còn chịu thiệt thòi vì ép giá. Việc tìm đến các “đầu nậu”  ứng trước tiền để vươn khơi và vay vốn ở các chủ nậu để đóng mới tàu… là hai nguyên nhân chính khiến ngư dân trên địa bàn huyện phải phụ thuộc và thường xuyên bị ép giá khi bán hải sản”, bà Phạm Thị Hương -Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết.

Nhằm tháo gỡ bớt những khó khăn của ngư dân trong đảm bảo giá cả cho hải sản đánh bắt được, năm 2014 HTX Dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản Lý Sơn- Hoàng Sa đã chính thức được thành lập và ra mắt. Với mục đích cung ứng nhiên liệu cho ngư dân ngay trên biển và đảm nhiệm bao tiêu đầu ra cho ngư dân, tránh bị ép giá. HTX được kỳ vọng sẽ là “bà đỡ” cho ngư dân, nhằm chấm dứt tình trạng ngư dân phải chịu thiệt.

Tuy nhiên, cho đến nay HTX vẫn chưa thể đi vào hoạt động, mà nguyên nhân là do địa phương chưa tìm được mặt bằng phù hợp. “Trụ sở HTX, khu chế biến, trạm xăng dầu… tất cả các hạng mục công trình này cần khoảng 16.000 m2 đất, nhưng đến nay, địa phương vẫn chưa tìm được vị trí thích hợp. Vậy nên HTX mới chỉ thành lập chứ chưa thể triển khai, đi vào hoạt động. Trong khi đó, ngư dân chúng tôi đang mong mỏi từng ngày được tiếp nhiên liệu trên biển để khai thác dài ngày hơn, được bán hải sản ngay tại Lý Sơn để khỏi bị ép giá”, ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải kiến nghị.

Báo Quảng Ngãi, 11/05/2015
Đăng ngày 11/05/2015
Bài, ảnh: Ý Thu
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 21:17 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 21:17 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 21:17 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 21:17 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 21:17 18/02/2025
Some text some message..