Để thực hiện tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các nguồn nước tự nhiên, Trung tâm Giống phối hợp Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương tổ chức khảo sát, kiểm tra các điều kiện tự nhiên và chọn địa điểm thả giống (nguồn nước không bị ô nhiễm, có diện tích mặt nước, độ sâu, chất đáy thích hợp) để tiến hành thả giống.
Hơn 1,5 triệu con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản được thả tại 03 địa điểm là sông Kinh Giang (xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi), Đầm An Khê (xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ) và hồ chứa nước Đắk-Đrink (xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây).
Đối tượng thả tái tạo là giống tôm sú được ương nuôi tại Trại Thực nghiệm sản xuất giống thủy sản Đức Phong, các giống cá thác lác, trắm cỏ, trôi, mè, chép... được ương nuôi tại Trại thực nghiệm sản xuất giống thủy sản Đức Phổ.
Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chung tay giữ gìn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Ngoài ý nghĩa tái tạo nguồn lợi thủy sản, hoạt động thả cá và tôm giống còn nhằm giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho người dân, phải biết khai thác nguồn lợi từ biển một cách có hiệu quả.
Không chỉ vậy, người dân cần phải có ý thức giữ gìn tái tạo lại nguồn giống, không dùng các biện pháp khai thác tận diệt như chất nổ, xung điện, hóa chất độc hại trong khai thác để bảo vệ, duy trì nguồn lợi thủy sản.
Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chung tay giữ gìn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Ngoài ý nghĩa tái tạo nguồn lợi thủy sản, hoạt động thả cá và tôm giống còn nhằm giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho người dân, phải biết khai thác nguồn lợi từ biển một cách có hiệu quả.
Không chỉ vậy, người dân cần phải có ý thức giữ gìn tái tạo lại nguồn giống, không dùng các biện pháp khai thác tận diệt như chất nổ, xung điện, hóa chất độc hại trong khai thác để bảo vệ, duy trì nguồn lợi thủy sản.