Quảng Ninh: Cải tạo đất nuôi thủy sản vô kế hoạch, môi trường sinh thái biển bị đe dọa

Xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) người dân ồ ạt cải tạo diện tích đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản gây ảnh hưởng tới môi trường, trong khi đó chính quyền địa phương không hề hay biết.

cải tạo đất
Lượng đất, bùn thải trong quá trình cải tạo đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản của hộ ông Q cao như núi áp sát khu vực ven biển. Ảnh GĐVN

Theo phản ánh của các hộ dân sinh sống ở thôn Đồi Mây, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên về việc thời gian gần đây một số cá nhân ồ ạt cải tạo làm thay đổi nguyên trạng diện tích đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản. Hoạt động nói trên gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái biển, rừng ngập mặn ven biển trong khi đó chính quyền sở tại không hề hay biết.

Ông N.T. A, sinh sống ở thôn Đồi Mây bức xúc cho biết: “Thời gian gần đây nhiều cá nhân ồ ạt cải tạo đầm, mặt nước nuôi trồng thủy sản, điển hình là hộ gia đình ông Q. Họ cho máy móc xúc công suất lớn vào múc đất ven biển cùng với bãi triều để làm đầm quy mô lớn diện tích lên tới 4 ha. Qúa trình múc đất phát sinh lượng lớn bùn, đất thải họ lại đổ áp sát ngay ven biển gây ảnh hưởng tới môi trường”.

Hoạt động cải tạo đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình ông Q diễn ra từ nhiều tháng nay nhưng không hề có cơ quan chức năng xuống kiểm tra và xử lý.

“Không chỉ phát sinh lượng bùn, đất thải trong quá trình đào bãi làm đầm mà họ lại không có chỗ để đổ thải gây ảnh hưởng tới môi trường biển và kể cả đổ lấn xuống khu vực rừng ngập mặn ngay sát gần đó. Nguyên tắc nhà nước chỉ giao và cấp cho các hộ mặt nước nuôi trồng thôi nhưng đây họ lại lợi dụng cải tạo lại toàn bộ làm thay đổi nguyên hiện trạng ban đầu với quy mô không hề nhỏ. Trong khi đó không xin phép hay chuyển đổi cải tạo thông qua chính quyền địa phương, gây ra nhiều hệ lụy liên quan tới công tác quản lý đất đai nuôi trồng thủy sản”, ông A cho biết thêm.

Để làm rõ thông tin phản ánh của người dân, phóng viên cũng đã trao đổi nhanh với ông Q chủ quản lý khu đầm đang cải tạo lên tới hàng nghìn m2.

Ông Q thừa nhận: “Diện tích cải tạo khu đầm lên tới 4ha với hệ thống 6 ao nhỏ và một hồ chứa. Việc làm cứ làm, dân ở đây bình thường có ai xin phép và thủ tục liên quan tới quản lý nhà nước đâu”.

Nhóm phóng viên cũng đã liên hệ làm việc với UBND xã Hải Lạng về việc thông tin phản ánh của các hộ dân ồ ạt cải tạo diện tích đất và mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Ông Trần Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Lạng cho hay: “Chính quyền địa phương cũng có chủ trương khuyến khích hộ gia đình đầu tư sản xuất nuôi trồng thủy sản quy mô, riêng hộ gia đình ông Q diện tích cải tạo khoảng 1,5 ha còn địa phương chưa nắm rõ có việc vượt hạn mức hay không”.

Liên quan tới công tác quản lý của chính quyền địa phương về đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã, ông Ninh cho hay: “Việc hộ gia đình ông Q quá trình cải tạo đầm, đất và bùn thải gây ảnh hưởng tới môi trường, rừng ngập mặn thì xã cũng sẽ cho kiểm tra cụ thể. Sau khi phản ánh địa phương tăng cường công tác quản lý, giám sát việc cải tạo đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản”.

Trước thực trạng người dân thôn Đồi Mây, xã Hải Lạng ồ ạt cải tạo đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản bên cạnh việc khuyến khích người dân nuôi trồng thì chính quyền địa phương cần quản lý chặt chẽ tránh việc “lợi dụng” cải tạo đầm hồ lấn chiếm bãi bồi ven biển gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Báo Gia đình
Đăng ngày 07/03/2022
Thiên Bình
Nông thôn

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 14:07 27/09/2023

Bình Định: Tập huấn ứng dụng công nghệ trong câu tay cá ngừ đại dương

Sáng ngày 25.9, tại UBND phường Tam Quan Nam (TX Hoài Nhơn), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Hoài Nhơn phối hợp với Trung tâm khuyến nông tổ chức tập huấn “Quy trình ứng dụng công nghệ nano ni tơ trong bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu”.

Cá ngừ đại dương
• 10:41 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 10:14 25/09/2023

Bình Định: Dự án cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Chiều ngày 15.9.2023, Sở NN & PTNT Bình Định đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức làm việc với Đoàn chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) để hoàn thiện Văn kiện dự án “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam”.

Quang cảnh
• 11:49 16/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 22:11 27/09/2023

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 22:11 27/09/2023

Điểm qua một số loại tôm phổ biến trên thị trường hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tôm được bày bán. Điều này tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Song, cũng gây không ít khó khăn cho nhiều người trong việc phân biệt điểm giống, khác giữa một “rừng tôm” như thế.

Loài tôm
• 22:11 27/09/2023

Vai trò của PCR trong kiểm tra an toàn sinh học thức ăn thủy sản

Hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng PCR làm tiêu chuẩn vàng để phát hiện mầm bệnh khi áp dụng vào tình trạng an toàn sinh học của thức ăn thủy sản có công thức.

Thức ăn tôm
• 22:11 27/09/2023

Độc cấp tính của thuốc trừ sâu Padan 95SP đến tỷ lệ sống của cá chép

Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế Việt Nam. Trong trồng trọt, con người đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để trừ dịch hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật. Nhóm thuốc có gốc lân hữu cơ và Carbamate được người dân sử dụng thường xuyên trong canh tác lúa ở ĐBSCL.

Cá chép
• 22:11 27/09/2023