Quảng Ninh: Công trình giống nhuyễn thể bị “đắp chiếu” trên biển

Dự án giống nhuyễn thể ở H.Vân Đồn (Quảng Ninh) được đầu tư gần 140 tỉ đồng, nhưng bị bỏ hoang suốt vài năm qua nên đang bị xuống cấp, cỏ dại bủa vây.

công trình giống nhuyễn thể
Cỏ dại bủa vây công trình trăm tỉ bị bỏ hoang trên vịnh Bái Tử Long.

Công trình "làm nghèo" đất nước

Một ngày giữa tháng 4.2022, chúng tôi theo đoàn công tác của UBND H.Vân Đồn (Quảng Ninh) đến khảo sát Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung trên đảo Lỗ Hố (xã Vạn Yên, H.Vân Đồn). Sau hơn 20 phút ngồi ca nô, chúng tôi còn khoảng 200 m nữa là đến đảo. Nhìn từ đằng xa, ai cũng choáng ngợp trước quy mô hoành tráng của công trình. Không ít người lầm tưởng công trình là một xóm đảo giữa vịnh Bái Tử Long xinh đẹp.

Chiếc ca nô cập đảo đưa chúng tôi đến đảo dự án nhuyễn thể hơn trăm tỉ đồng. Thế nhưng, khi đặt chân lên đảo, không khí ở đây đìu hiu, vắng hoe; chỉ có đàn chó sủa vang cả một góc đảo khi thấy người lạ. Ghi nhận thực tế, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung trên đảo Lỗ Hố được đầu tư khá kiên cố, hệt như một khu đô thị, gồm: tuyến kè biển, đường giao thông nội bộ, hệ thống đèn chiếu sáng…

Nhà chức năng, nhà điều hành tuy đều được hoàn thiện và trang bị nhiều tài sản, thiết bị nhưng tất cả đều “cửa đóng then cài”. Bên trong, bụi phủ đầy các thiết bị; còn phía bên ngoài, cỏ dại, lau sậy mọc um tùm và dần bủa vây lấy công trình. Việc không được sử dụng ngày nào, nằm phơi nắng mưa khiến khối tài sản trăm tỉ đang bị thời gian làm hư hại dần. Cổng, cửa đã bắt đầu xập xệ, tường bao đã bị phủ đầy bởi rêu phong.

Chỉ tay về phía nhà điều hành, một cán bộ Phòng NN-PTNT H.Vân Đồn giới thiệu dự án được hoàn thành từ 2 năm trước và đã bỏ không từ đó cho đến nay. “Công trình đến nay được đầu tư gần 140 tỉ đồng hoành tráng từ ngân sách với mục tiêu là giúp cho ngư dân địa phương có nguồn giống nhuyễn thể ổn định, thay vì phải mua trôi nổi trên thị trường. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy gì”, vị này ngao ngán nói.

Đi khảo sát một vòng dự án, ai cũng xót xa về một công trình được đầu tư cả trăm tỉ đồng đang nằm phơi nắng mưa, bỏ hoang giữa biển và đang dần xuống cấp.

Huyện “vỡ mộng”, ngư dân phải chờ

Nói về tầm quan trọng của dự án trên, một lãnh đạo H.Vân Đồn cho biết công trình không chỉ làm thay đổi bộ mặt ngành thủy sản của huyện này, thậm chí là cả vùng. Trước mắt là người dân địa phương có công ăn việc làm, đặc biệt là giải tỏa "cơn khát" nguồn giống của ngư dân suốt hàng chục năm qua.

Tuy vậy, việc dự án “đắp chiếu” suốt 2 năm qua khiến địa phương này “vỡ mộng”.

dự án trên biển

Dự án bỏ hoang suốt 2 năm trên đảo. Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu 

Hiện toàn tỉnh Quảng Ninh có 18 cơ sở tham gia sản xuất giống, kinh doanh giống thủy sản (15 cơ sở chuyên sản xuất giống nước mặn lợ và 3 cơ sở chuyên sản xuất kinh doanh giống nước ngọt) và trên 20 cơ sở ương dưỡng, dịch vụ giống thủy sản quy mô hộ gia đình. Các cơ sở này đã sản xuất, cung ứng giống thủy sản đạt khoảng 1,5 tỉ con giống đáp ứng 30,7% nhu cầu giống toàn tỉnh.

Trong số các cơ sở trên, có 5 đơn vị sản xuất giống nhuyễn thể, đạt 196 triệu con giống. Tuy nhiên, con số này cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 16,7 % nhu cầu giống nhuyễn thể cho nuôi thương phẩm.

Mặc dù việc tự cung còn yếu, người dân mong mỏi từng ngày, nhưng việc công trình sản xuất giống nhuyễn thể tầm cỡ xây xong rồi lại... để không trong khi ngư dân vẫn chật vật tìm nguồn cung cấp đã khiến cho H.Vân Đồn "vỡ mộng". Ông Trần Văn Toàn (48 tuổi, xã Thắng Lợi, H.Vân Đồn) lo lắng phần lớn ngư dân địa phương đang phải dùng nguồn giống trôi nổi, không có hóa đơn chứng từ và tiềm ẩn rủi ro về dịch bệnh. Việc dự án đi vào hoạt động sớm ngày nào có lợi cho dân ngày đó, nhưng không hiểu vì sao công trình xây xong lại chỉ có... để đấy!?

Loay hoay tìm nhà đầu tư

Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung Vân Đồn, do Sở NN-PTNT Quảng Ninh làm chủ đầu tư, khởi công tháng 6.2016, có quy mô 307,6 ha (7,6 ha mặt đất và 300 ha mặt nước) với tổng mức đầu tư gần 140 tỉ đồng; trong đó ngân sách T.Ư 101 tỉ đồng, ngân sách tỉnh hơn 35 tỉ đồng. Cách đây 2 năm, dự án đã đủ điều kiện để đi vào hoạt động.

Sở NN-PTNT Quảng Ninh cho hay theo kế hoạch, dự án sau khi hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật sẽ giao cho UBND tỉnh thu hút các nhà đầu tư xây dựng trại giống nhuyễn thể và vùng ươm giống để sản xuất con giống nhuyễn thể sạch bệnh cung cấp cho vùng nuôi của Quảng Ninh và các tỉnh ven biển Bắc bộ.

Mục tiêu của dự án là sản xuất giống nhuyễn thể công suất từ 1,5 tỉ con giống/năm trở lên. Tuy nhiên, thực tế, dự án hoàn thành từ năm 2018, nhưng qua hàng loạt cuộc họp của các cấp sở, ngành tại tỉnh Quảng Ninh công trình vẫn để đấy phơi nắng mưa vì… chưa thống nhất được phương án quản lý, chưa xác định được tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư.

Điều đáng nói, tháng 8.2020, trong công văn phúc đáp cho UBND tỉnh Quảng Ninh liên quan đến dự án nhuyễn thể nói trên, Bộ NN-PTNT khẳng định, việc lựa chọn nhà đầu tư hoàn toàn là thẩm quyền của địa phương, dựa trên các quy định của luật Đầu tư. Nhưng sau nhiều cuộc họp của các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh, dự án vẫn chưa thể đi vào hoạt động. Một lần nữa, tỉnh Quảng Ninh lại tiếp tục gửi công văn tiếp tục xin ý kiến Bộ NN-PTNT về phương án quản lý, tìm nhà đầu tư dự án.

Mới đây (9.3), UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức họp bàn để tháo gỡ các vướng mắc cho dự án.

Tại cuộc họp trên, trước mắt UBND tỉnh Quảng Ninh giao Sở NN-PTNT chủ trì phối hợp với các sở: KH-ĐT, Tài chính, TN-MT, Ban Quản lý khu kinh tế Vân Đồn và UBND H.Vân Đồn rà soát các thủ tục của dự án trên để xin ý kiến Bộ NN-PTNT về các vướng mắc liên quan đến lựa chọn phương thức quản lý, vận hành. Thế nhưng, tất cả hiện vẫn chỉ là trên giấy tờ. Công trình gần 140 tỉ đồng vẫn phải nằm phơi nắng mưa giữa biển mà chưa thể được đưa vào vận hành.

Lý giải về việc vướng mắc này, một lãnh đạo Ban Quản lý khu kinh tế Vân Đồn cho hay, ngay từ đầu đã có doanh nghiệp vào đầu tư dự án. Thế nhưng, phần đóng góp của doanh nghiệp rất ít, trong khi nhà nước đầu từ hơn 70% số vốn. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng chưa biết nên giao cho doanh nghiệp theo hình thức nào: Cho thuê cơ sở hạ tầng, đấu thầu, đấu giá để vận hành… trong khi đó các đơn vị nhà nước lại không đáp ứng được yêu cầu.

Nhiều lần chúng tôi đã “gõ cửa” các cấp chính quyền, sở ngành ở Quảng Ninh để hỏi về tiến độ dự án nói trên, nhưng không một ai biết khi nào công trình trăm tỉ trên sẽ đi vào hoạt động (!?)

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 19/04/2022
Lã Nghĩa Hiếu
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 23:31 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 23:31 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 23:31 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:31 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 23:31 22/12/2024
Some text some message..